Sản xuất sạch hơn đối với quá trình sản xuất bao gồm việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
*Các giải pháp sản xuất sạch hơn đối với làng nghề
- Sử dụng than có hàm lượng S thấp, có nhiệt trị cao. - Tuần hoàn tái sử dụng lại lượng nước làm mát, nước rửa. - Thu gom riêng nước thải để xử lý.
- Bảo dưỡng các máy móc thiết bị.
- Lắp đặt hệ thống chụp hút thu khí bụi từ lò đốt không cho phóng ra ngoài. - Cải tạo lại nhà xưởng sản xuất.
- Cải tiến lò đúc, cán thép.
- Cần lắp đặt hệ thống quạt thông gió để thông thoáng nhà xưởng sản xuất. - Thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới và hiện đại ít gây ô nhiễm.
*Một số giải pháp sản xuất sạch hơn có thể áp dụng ngay đối với các cơ sở tái chế sắt thép
- Đối với lò đúc, cán kéo sắt thép
+ Bổ xung chất trợ dung trong quá trình đúc, cán giảm được độ bay hơi của kim loại ở nhiệt độ cao, làm tăng chất lượng sản phẩm. Ví dụ như đúc thép có thể các chất trợ dung là: HCl, Zn, NaOH, H2SO4..
+ Tái chế sắt thép cũng như các kim loại màu khác thường sinh ra các khí độc hại vì vậy các lò nấu nên chuyển ra xa khu dân cư, tập trung thành một khu chuyên sản xuất.
+ Lắp đặt quạt hút để khí có thể thoát theo ống khói.
+ Tẩy bỏ sơn, các hóa chất dung môi khác trên nguyên liệu thu gom trước khi đưa vào tái chế.
+ Tận dụng lại cặn kim loại (nấu lại) trong xỉ trước khi thải bỏ. Ví dụ như cặn sắt có thể tận dụng làm phèn công nghiệp.
- Đối với khâu làm mát
+ Lắp đặt chụp hút tại bể nhúng kiềm, thu hồi kiềm nóng, ngưng tụ hơi kiềm quay trở về bể nhúng.
+ Cải tiến khâu rửa sản phẩm để giảm lượng nước thải. + Đặt các bể rửa gần nhau tránh rơi dung dịch trên đường đi.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu hiện trạng môi trường nước làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội chúng tôi có một số kết luận như sau:
+ Chất lượng môi trường nước làng nghề này hiện nay đang có chiều hướng suy giảm và mức độ ô nhiễm diễn ra ở mức độ cao, cụ thể như: Qua kết quả phân tích chất lượng nước của làng nghề Đa Hội theo các QCVN 08/2008, 09/2008, 14/2008, 02/2009. Theo kết quả bảng 4.3 cho thấy các chỉ số: pH, DO, TDS, và TSS đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nước mặt dùng cho sản xuất. Các chỉ số COD và BOD5 vượt quá giới hạn cho phép được quy định trong QCVN 08-2008 đối với nước mặt. Kết quả bảng 4.4 cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu phân tích như: pH, TDS, Zn, Fe đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-2008B. Theo kết quả phân tích ở bảng 4.5 thì hàm lượng các chỉ tiêu phân tích như: pH, TDS, Zn, Fe đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-2008B. Hầu hết các chỉ tiêu như TSS, Zn, Fe đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể TSS vượt quá TCCP là 1,6 lần, Zn vượt quá TCCP là 2,07 lần, Fe vượt quá TCCP là 1,712 lần. Nguyên nhân là do trong quá trình cán kéo thô, cán kéo liên hoàn (cán kéo định hình), mạ kẽm sinh ra rỉ sắt, rỉ thép, nước thải rồi cho tự chảy tràn tự do làm ảnh hưởng đến môi trường khu công nghiệp và sức khỏe của nhân dân.
+ Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm trên là sự phát triển quá nhanh và không có quy hoạch của nghề sản xuất tái chế sắt thép theo phương pháp thủ công. Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu, quy trình sản xuất đa dạng làm phát sinh nhiều loại chất thải.
+ Để bảo vệ môi trường làng nghề Đa Hội, các biện pháp bảo vệ có thể áp dụng được khá phong phú, bao gồm các cơ chế chính sách và luật pháp, các công cụ kinh tế,...và công cụ quản lý môi trường.
Để hạn chế và khắc phục được các vấn đề nêu trên, chúng tôi có đề xuất một số biện pháp sau đây:
*Một là về các biện pháp quản lý:
Chính quyền các cấp địa phương cần tập trung các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành một khu công nghiệp có quy hoạch khoa học, tách khỏi khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường lan tỏa và thuận tiện hơn cho công tác kiểm tra và bảo vệ môi trường. Cụ thể là:
+ Đề ra những quy định về quản lý, bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong các làng nghề, định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ hợp sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của xã.
+ Thành lập đội vệ sinh môi trường của làng, xã để kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông...
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng cho các chủ sản xuất, người lao động và người dân.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường, xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm các quy định về môi trường.
+ Triển khai áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng chất thải, áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chất thải đơn giản rẻ tiền, để các hộ tư nhân có thể sử dụng.
+ Từng bước khôi phục môi trường ở khu dân cư, trả lại cảnh quan sạch đẹp cho làng xã.
*Hai là các biện pháp kỹ thuật:
- Đối với các lò đúc, các, ủ kim loại: xây dựng hệ thống xử lý bụi và khí SO2 bằng tháp rửa, dùng dung dịch nước vôi, quy định các bãi tập kết xỉ than, xỉ kim loại để sử dụng làm vật liệu san nền.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đơn giản, các thùng chứa axit, hóa chất mạ phải được bảo quản đúng quy định (có nắp kim, có ghi tên hóa chất rõ ràng), cặn mạ kẽm phải được chôn lấp theo quy định đối với chất thải độc hại.
- Bố trí các hộ sản xuất cách xa khu dân cư để giảm tiếng ồn cho xung quanh, đặt các quạt thông gió tại các vị trí công nhân đổ khuôn, nấu thép, các lò ủ thép, máy cắt kim loại, các nhà mạ kẽm trang bị bảo hộ lao động cần thiết và thích hợp cho công nhân ở từng nơi sản xuất.
- Xử lý nước thải tương đối đơn giản là kết tủa, huyền phù, sau đó lắng và lọc bùn, cặn trong hệ thống bể xử lý sử dụng nước tuần hoàn.
- Ngoài ra, cần nâng cấp và thường xuyên tu sửa các đoạn đường vận chuyển. Tổ chứ phun nước chống bụi nhiều lần trong ngày. Không cho các phương tiện có chất lượng kém quá hoạt động. Các cơ sở sản xuất phải xây mái che và bờ ngăn nước cho các bãi chưa nguyên vật liệu, sản phẩm để giảm tối thiểu lượng nước mưa tràn qua.
- Để phát triển mô hình làng nghề Đa hội theo mục tiêu phát triển bền vững, các cơ quan quản lý ở địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp quản lý và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường một cách hiệu quả. Nhà nước cần hỗ trợ một phần cho Đa Hội để giải quyết một số vấn đề về cơ sở hạ tầng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Thị Lan (2007), Bài giảng phân tích môi trường,
Khoa Tài nguyên và Môi trường – Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 2. Đặng Kim Chi (Tháng 3, 2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Viện khoa học công nghệ và Môi trường – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
3. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Phan Thị Thanh Huyền (2006), Bài giảng phương pháp lấy mẫu quan trắc môi trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Dư Ngọc Thành (2007), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Khoa Tài
nguyên và Môi trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
6. Lê Văn Thiện (2007), Bài giảng ô nhiễm môi trường, Đại học Khoa học Tự Nhiên.
7. Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia 2003. 8. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh 2007.
9. Luật bảo vệ môi trường, (2005), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
10. QCVN 08 – 2008 BTNMT, Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt.
11. QCVN 09 – 2008 BTNMT, Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ngầm.
12. QCVN 14 – 2008 BTNMT, Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải sinh hoạt.
13. Viện Khoa học Công nghệ Môi trường (INEST), đề tài KC (08-09-2004)
II. TIẾNG ANH
14. Paper JAAPU. PO Box 154 Eltelhesplanad 2. FIN – 00131 HELSINKI Finald. Fax 358 (90) 630365.
15. Robert A. Corbitt. Standard hand book of Environmental. Engineering. Mc Graw Hill Inc, 1990.
16. Svensk Papper Stipning / NoRDisk CELLULOSA. Arbor Publishing AB PO Box 26212. S – 10041 Stockholm Swedeen.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Cổng làng Đa Hội
Phế liệu để tái chế sắt thép
Máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu
Hình ảnh trong quá trình phân tích tại phòng thí nghiệm (Cụ thể: phân tích COD)