Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Xã Châu Khê – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. (Trang 28)

Trực tiếp đi lấy mẫu ngoài hiện trường theo các hướng dẫn lấy mẫu đối với nước. (Quan trắc và phân tích môi trường; Nguyễn Tuấn Anh, Dương Thị Minh Hòa) Đồng thời với sự giúp đỡ của dự án xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 3.1. Phương pháp phân tích

TT Thông số Đơn vị Thiết bị Phương pháp

1 pH - Máy đo pH sension 4 Điện cực

2 DO mg/l Máy TOA

3 COD mg/l Bếp nung COD, DR 500 APHA 5220C-1995

HACH 8000

4 BOD5 mg/l Tủấm BOD, máy đo DO APHA 5210B-1995

5 SS mg/l Cân phân tích, tủ sấy APHA 2450D-1995

6 Cd mg/l Phương pháp von-ampe 7 Pb mg/l Phương pháp von-ampe 8 Cu mg/l Phương pháp von-ampe 9 Zn mg/l Phương pháp von-ampe 10 Mn mg/l DR 5000 APHA 3500B-1995 11 As mg/l AAS 12 Fe mg/l DR 5000 TCVN6177-1996 13 Độ cứng mg/l Buret APHA 2340C-1995 14 Clorua mg/l APHA 4500 Cl-1995

15 Nhiệt độ 0C Máy đo sension 5 16 Độđục NTU Máy đo sension 5 17 Độ dẫn

điện Ms/m Máy đo sension 5

18 N tổng mg/l Bếp nung COD, DR 5000 HACH 1007-1998

19 P tổng mg/l Bếp đun DR 5000 HACH 8190-1998

20 NO2- mg/l Bếp đun DR 5000

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1 Điu kin t nhiên

* Vị trí địa lý

Làng Đa Hội thuộc xã Châu Khê, T.X Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh nằm bên bờ bắc sông Ngũ Huyện Khê dọc theo quốc lộ 1A. Đa Hội có tổng diện tích đất tự nhiên là 415ha, trong đó đất thổ cư chiếm 195ha, và dân số khoảng 6.800 người tương ứng với 1470 hộ gia đình ( dân số Châu Khê: 13.879 người và 3.945 hộ ).

Cụm công nghiệp Đa Hội có tổng diện tích 30,8 ha thuộc địa phận xã Châu Khê- Huyện Từ Sơn- Tỉnh Bắc Ninh. Ranh giới của xã Châu Khê như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phù Khê – Từ Sơn – Bắc Ninh.

- Phía Nam giáp xã Yên Thường – Huyện Gia Lâm – Hà Nội.

- Phía Đông giáp xã Đồng Quang và xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh - Phía Tây giáp xã Dục Tú và Vân Hà – Huyện Đông Anh – Hà Nội.

* Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn

CCN Đa Hội nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Đặc điểm khí tượng của khu vực được xác định qua số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn Trung Ương.

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của không khí: 23oC, trung bình năm cao nhất là 25,1oC và trung bình năm thấp nhất là 23,5oC

- Độ ẩm: độẩm tương đối trung bình hàng năm là 83%, lớn nhất (tháng 3) là 88% và nhỏ nhất (tháng 1) là 80%.

- Gió: mùa đông hướng gió chủđạo là gió Đông – Đông Bắc chiếm tần xuất từ 25 đến 30% (từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau). Mùa hè hướng gió chủđạo là gió Đông – Đông Nam, chiếm tần xuất từ 45 đến 52% (từ tháng 5 đến tháng 7). Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm vào khoảng từ 32 – 36 m/giây xảy ra vào chu kì lặp lại 20-50 năm.

- Mưa: Lương mưa trung bình năm 1,661mm, lượng mưa cực đại trong 10 phút (năm) là 35,2mm, lượng mưa cực đại trong 30 phút (năm) là 56,8mm và lượng mưa cực đại trong 60 phút (năm) là 93,4mm

* Đất đai, sông ngòi

Khu vực CCN Đa Hội nằm trong vùng đồng bằng địa hình không phức tạp. Tuy nhiên địa hình không hoàn toàn bằng phẳng, cao thấp xen kẽ dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn vì bị hạn úng cục bộ, diện tích vùng trũng và thấp chiếm khoảng 25% - 30%. Do có hệ thống sông Ngũ Huyện Khê chảy qua nên khả năng tiêu thoát nước sản xuất rất thuận tiện.

4.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm * Dân số

Theo thống kê của UBND xã Châu Khê, dân số của Đa Hội vào khoảng 6.800 người tương ứng với 1.470 hộ gia đình ( dân số Châu Khê: 13.879 người và 3945 hộ). Tốc độ tăng dân số ở mức không cao, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2%. Hiện nay nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình đã được nâng cao, số gia đình sinh con thứ 3 giảm, chỉ còn một số ít còn quan niệm phải sinh con trai.

* Lao động việc làm

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, đời sống của nhân dân thôn Đa Hội có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là hướng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhanh chóng tìm hiểu và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường sắt thép. Làng nghề sắt thép Đa Hội nằm giáp với khu công nghiệp Mả Ông – Đình Bảng, là nơi cũng có truyền thống sản xuất sắt thép. Nghề truyền thống sản xuất sắt thép của Đa Hội này có từ cách đây hơn 400 năm và gắn liền với người dân qua nhiều thế hệ. Do có vị trí địa lý khá thuận lợi, truyền thống lâu đời cũng như kinh nghiệm và quyết tâm học hỏi để phát triển nghề nên sản xuất thép ở khu công nghiệp này ngày càng phát triển. Theo số liệu báo cáo năm 2010 của UBND xã Châu Khê, trong cơ cấu kinh tế của xã thì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 96,4%, nông nghiệp và chăn nuôi 5,4%. Trước đây, chỉ có 20% số hộ làm nghề sản xuất thép theo phương pháp nguội với các sản phẩm đơn giản là các đồ dùng như dao, cuốc, bản lề, then cửa,...thì nay có đến gần 95% số hộ làm nghề (với khoảng 6.000 người). Đa Hội đã trở thành 1 trung tâm tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất các loại

hàng cơ khí, xây dựng và dân dụng. Sản phẩm phong phú và đa dạng về chủng loại cũng như số lượng, đã tạo điều kiện cho đa hội thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng, đạt 10-14 triệu đồng/năm.

Với nghề truyền thống của mình,cụm công nghiệp Đa Hội cũng có những đóng góp không nhỏ như: tạo sản phẩm cho xã hội góp phần tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội và đáp ứng 1 phần không nhỏ nhu cầu sắt xây dựng của thị trường trong nước.

4.1.2.2.Tình hình phát triển của các ngành kinh tế

* Nông nghiệp

Trước đây Đa Hội sản xuất sắt thép là nghề phụ lúc nông nhàn. Vì vậy, đến nay hầu hết các hộ trong xã đều có đất sản xuất nông nghiệp với mức bình quân 1 sào (360m2)/1 nhân khẩu. Trong thôn có 31 máy cày bừa các loại, 6 máy tuốt liên hoàn, 12 máy bơm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề sản xuất thép trong những năm gần đây đã tác động đáng kể tới quy mô và hình thức sản xuất nông nghiệp. Số hộ sản xuất trực tiếp nông nghiệp hiện tại đã giảm nhiều so với những năm trước đây, nhiều hộ có ruộng nhưng do tập trung vào sản xuất sắt thép, đã cho thuê hoặc thuê người sản xuất nông nghiệp theo thời vụ. Hiện nay chỉ có 340 hộ sản xuất nông nghiệp trong tổng 1200 hộ trong thôn (chiếm 35,8%). Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, lực lượng lao động nông nhàn trở thành nguồn lao động thời vụ cho các hộ sản xuất sắt thép. Cơ cấu lao động trong khu vực đã có những thay đổi đáng kểđược thể hiện ở hình 4.1.

* Thủ công nghiệp

Những hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề nói chung đều có thu nhập cao hơn hộ thuần nông. Thu nhập từ ngành nghề này ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của người dân. Thu nhập bình quân của các hộ sản xuất từ 1.200.000 – 1.500.000đ/ người/ tháng. Sự phát triển của các làng nghề đã làm cho mức sống của người dân trong vùng cao hơn hẳn so với thuần nông. Số hộ giàu ngày một tăng lên, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và không có hộ đói. Như vậy, phát triển làng nghề là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội

nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn

Hình 4.1. Tỷ lệ phần trăm (%) tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Châu Khê giai đoạn 2010 – 2013

(Báo cáo tổng hợp thôn Đa Hội, trưởng thôn)

* Dịch vụ thương mại

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân trong thôn, dịch vụ thương mại có phát triển hơn. Tuy nhiên mức độ phát triển của dịch vụ thương mại vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong thôn.

4.1.2.3.Hệ thống giao thông vận tải

Khu công nghiệp Đa Hội có hệ thống giao thông rất thuận tiện, bên cạnh quốc lộ 1A còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua. Giao thông nội bộ rất thuận tiện cho sản xuất và kinh doanh. Trên mặt bằng các khu sản xuất được bố trí khoa học cho nên việc vận chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất và kinh doanh rất thuận tiện, đồng thời phù hợp với phương án phòng cháy chữa cháy. Đường trong thôn đều đã được bê tông hóa tới 98%.

4.1.2.4.Tình hình văn hóa, giáo dục, y tế, cảnh quan lịch sử

* Trình độ văn hóa

Trong những năm gần đây, do đời sống kinh tế phát triển của các hộ gia đình, do vậy việc đầu tư cho giáo dục ngày càng phát triển, tỷ lệ học sinh học hết bậc PTTH, Đại học, Cao đẳng dạy nghề ngày càng cao.

* Hệ thống giáo dục

Công tác giáo dục của Đa Hội hiện nay ngày càng được quan tâm, chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt. Hiện nay thôn có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, tổng số học sinh theo học các cấp là 800 học sinh theo học chiếm 4% dân số (toàn xã chiếm 23% dân số). Kết thúc năm học 2012-2013 có 15 em đạt danh hiệu học sinh giỏi (cấp tỉnh 6, cấp huyện 9), hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh. Các trường đều có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm giảng dạy.

* Văn hóa xã hội

Hoạt động văn hóa, lễ hội trong năm được tổ chức vào đầu xuân theo đúng quy chế của Bộ văn hóa. Phong trào văn nghệ tại thôn đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo. Việc trùng tu tôn tạo các khu di tích luôn được tiến hành bằng kinh phí xã hội hoặc nhân dân đóng góp đảm bảo đời sống tinh thần trong cộng đồng.

* Thể dục thể thao

Phong trào thể dục thể thao của thôn được duy trì thường xuyên. Các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, các câu lạc bộ dưỡng sinh thu hút hàng trăm người tham gia. Hàng năm vào dịp lễ hội truyền thống hoặc các ngày lễ của đất nước, thôn đều tổ chức thi đấu thể dục thể thao quần chúng giữa các đơn vị trên địa bàn tạo tinh thần hướng khởi trong rèn luyện sức khỏe của nhân dân.

* Mạng lưới thông tin

Trên địa bàn thôn mạng lưới liên lạc phát triển rộng khắp, hiện tất cả các xóm đều có loa truyền thông đảm bảo tuyên truyền kịp thời chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước tới nhân dân. Tính đến nay 100% các hộ trong thôn đều có phương tiện nghe nhìn.

* Công tác y tế

Do đặc thù là làng nghề vì thế mà tuyến y tế cơ sở của thôn đã tổ chức được khám chữa bệnh cho người dân trong thôn, duy trì khám chữa bệnh 24/24 và đã khám chữa bệnh cho gần 1200 lượt người/ năm. Thôn đã hoàn thành các chương trình y tế của xã, huyện, tỉnh đó là phòng chống dịch bệnh, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cùng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

* Công tác an ninh quốc phòng

Công tác an ninh quốc phòng được đảm bảo, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội thường xuyên được quan tâm. Năm 2013, thôn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân.

4.1.2.5. Hệ thống cấp thoát nước * Hệ thống cấp nước

Nguồn cấp nước được lấy từ giếng khoan, sử dụng cho việc sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Nước phục vụ cho quá trình sản xuất chủ yếu là nước làm mát các máy móc thiết bị. Hàm lượng nước ngầm trong khu vực có dấu hiệu của sự ô nhiễm.

* Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước CCN tương đối hoàn chỉnh, hệ thống tiêu nước trên địa bàn thôn được phân theo nhiều khu vực, nước mưa, nước thải sinh hoạt được tiêu thoát vào hệ thống các ao, hồ trong khu vực. Trên địa bàn thôn hiện nay đều có các ao hồđược nạo vét thường xuyên và được vỉa gạch xung quanh.

4.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề Đa Hội

4.2.1. Hin trng sn xut

Theo số liệu cung cấp của UBND xã Châu Khê, toàn làng Đa Hội có 906 hộ sản xuất (280 hộ sản xuất lớn với năng suất trung bình 10 tấn/tháng), và toàn xã Châu Khê có 16 13 hộ sản xuất. Sản phẩm của làng nghề đa dạng :

-Phôi ( đúc ): 12.000 – 15.000 T/năm -Sắt cán ( tấm ): 450 – 500.000 T/năm -Đinh các loại: 500T/năm

-Lưới, dây thép các loại: 500T/năm

Công nghệ sản xuất ở Đa Hội – cũng như các làng nghề tiểu thủ công nghiệp khác – là sự kết hợp giữa kinh nghiệm, sự học hỏi và sáng tạo của con người với các loại máy cơ khí. Đi từ nguyên liệu chính là sắt thép phế liệu các loại và phôi thép của Nga, qua quá trình gia công và xử lý bề mặt, các sản phẩm đã đạt một số yêu cầu về chất lượng và được thị trường trong nước chấp nhận.

Thép phế liệu được thu mua từ Hải Phòng và Thái Nguyên gồm chủ yếu là vỏ tàu biển và vỏ ô tô; các phế thải khác nhưđồ gia dụng bằng sắt thép, các chi tiết của máy móc thiết bị cũ hỏng, được thu mua từ các vùng lân cận

và trong cả nước thông qua mạng lưới những người buôn bán sắt vụn. Các phế liệu bằng thép này sau khi qua phân loại thủ công được chia thành 3 loại:

- Thép phế liệu kích thước lớn: Chiều ngang ≥ 20cm (thường từ 1-2m), chủ yếu là vỏ tàu biển.

- Thép phế liệu kích thước trung bình: Kích thước từ 3-5cm (chiều ngang), phần này chỉ có một lượng nhỏ.

- Thép phế liệu kích thước nhỏ: Chiều ngang ≤ 3cm, phần này gồm các đồ gia dụng, các chi tiết máy móc...

- Các loại thép phế liệu kích thước lớn được đưa đến bãi tập trung rồi cắt bằng mỏ cắt hơi tới kích thước khoảng 20cm (chiều ngang) xuống còn 3- 5cm chiều ngang phù hợp để đưa vào các máy cán. Thép phế liệu kích thước nhỏ sau phân loại được đưa tới các lò luyện thép, tại đây chúng được nấu chảy bằng các lò điện. Thép nấu chảy đạt yêu cầu cho vào các khuôn bằng gang, sau khi để nguội tự nhiên tạo ra sản phẩm là các phôi thép có chiều dài khoảng 1,2m, đường kính trong 5cm. Thép phế liệu có kích thước phù hợp và các phôi thép tiếp tục được đưa qua các lò nung, tạo điều kiện cho quá trình cán được dễ dàng. Tùy theo loại sản phẩm tạo ra các loại thép xây dựng hay các sản phẩm dân dụng mà có thể nung ở các mức độ khác nhau.

- Đối với sản phẩm thép xây dựng (thép vằn, thép trơn, thép chữ V...) và thép dẹt thì nguyên liệu được ủ mềm 30-70%.

- Đối với sản phẩm thép cuộn thì nguyên liệu được nung chín 100%. Thép sau nung được đưa tới các máy cán, tùy theo loại sản phẩm cán mà kích thước và hình dạng lỗ cán phù hợp. Ở đây thép được tạo hình dạng theo yêu cầu. Qua các bước gia công này, sản phẩm thép xây dựng và thép dẹt đã đạt yêu cầu về hình dáng và chất lượng, có thể đưa đi bán để sử dụng. Thép cuộn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Xã Châu Khê – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)