Hiện trạng sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Xã Châu Khê – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. (Trang 34)

Theo số liệu cung cấp của UBND xã Châu Khê, toàn làng Đa Hội có 906 hộ sản xuất (280 hộ sản xuất lớn với năng suất trung bình 10 tấn/tháng), và toàn xã Châu Khê có 16 13 hộ sản xuất. Sản phẩm của làng nghề đa dạng :

-Phôi ( đúc ): 12.000 – 15.000 T/năm -Sắt cán ( tấm ): 450 – 500.000 T/năm -Đinh các loại: 500T/năm

-Lưới, dây thép các loại: 500T/năm

Công nghệ sản xuất ở Đa Hội – cũng như các làng nghề tiểu thủ công nghiệp khác – là sự kết hợp giữa kinh nghiệm, sự học hỏi và sáng tạo của con người với các loại máy cơ khí. Đi từ nguyên liệu chính là sắt thép phế liệu các loại và phôi thép của Nga, qua quá trình gia công và xử lý bề mặt, các sản phẩm đã đạt một số yêu cầu về chất lượng và được thị trường trong nước chấp nhận.

Thép phế liệu được thu mua từ Hải Phòng và Thái Nguyên gồm chủ yếu là vỏ tàu biển và vỏ ô tô; các phế thải khác nhưđồ gia dụng bằng sắt thép, các chi tiết của máy móc thiết bị cũ hỏng, được thu mua từ các vùng lân cận

và trong cả nước thông qua mạng lưới những người buôn bán sắt vụn. Các phế liệu bằng thép này sau khi qua phân loại thủ công được chia thành 3 loại:

- Thép phế liệu kích thước lớn: Chiều ngang ≥ 20cm (thường từ 1-2m), chủ yếu là vỏ tàu biển.

- Thép phế liệu kích thước trung bình: Kích thước từ 3-5cm (chiều ngang), phần này chỉ có một lượng nhỏ.

- Thép phế liệu kích thước nhỏ: Chiều ngang ≤ 3cm, phần này gồm các đồ gia dụng, các chi tiết máy móc...

- Các loại thép phế liệu kích thước lớn được đưa đến bãi tập trung rồi cắt bằng mỏ cắt hơi tới kích thước khoảng 20cm (chiều ngang) xuống còn 3- 5cm chiều ngang phù hợp để đưa vào các máy cán. Thép phế liệu kích thước nhỏ sau phân loại được đưa tới các lò luyện thép, tại đây chúng được nấu chảy bằng các lò điện. Thép nấu chảy đạt yêu cầu cho vào các khuôn bằng gang, sau khi để nguội tự nhiên tạo ra sản phẩm là các phôi thép có chiều dài khoảng 1,2m, đường kính trong 5cm. Thép phế liệu có kích thước phù hợp và các phôi thép tiếp tục được đưa qua các lò nung, tạo điều kiện cho quá trình cán được dễ dàng. Tùy theo loại sản phẩm tạo ra các loại thép xây dựng hay các sản phẩm dân dụng mà có thể nung ở các mức độ khác nhau.

- Đối với sản phẩm thép xây dựng (thép vằn, thép trơn, thép chữ V...) và thép dẹt thì nguyên liệu được ủ mềm 30-70%.

- Đối với sản phẩm thép cuộn thì nguyên liệu được nung chín 100%. Thép sau nung được đưa tới các máy cán, tùy theo loại sản phẩm cán mà kích thước và hình dạng lỗ cán phù hợp. Ở đây thép được tạo hình dạng theo yêu cầu. Qua các bước gia công này, sản phẩm thép xây dựng và thép dẹt đã đạt yêu cầu về hình dáng và chất lượng, có thể đưa đi bán để sử dụng. Thép cuộn sau cán được đưa tới các hộ rút thép làm dây buộc. Trước khi rút thép, thép cuộn được hàn chập với nhau tạo độ dài yêu cầu.

- Sản phẩm thép dây buộc có thể đưa tới các hộ sản xuất đinh. Ở đây, thép dây được đưa qua các máy cắt đinh để cắt và tạo mũi nhọn. Để tạo đinh có chất lượng như trên thị trường, đinh từ máy cắt được đưa vào các thùng có acid HNO3 và trấu tạo bề mặt trơn và bóng sáng.

* Quy trình mạ kẽm thép dây buộn bao gồm các bước:

- Thép dây buộc được đưa vào lò nung để gia công nhiệt.

- Sau khi nung thép dây buộc cứng trở nên mềm hơn và được đưa vào hệ thống mạ. Ở đây thép được đưa qua bể chứa acid H2SO4 để tẩy sạch rỉ sắt theo phản ứng:

Fe3O4 + 4H2SO4→ FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

-Thép sau tẩy rỉ được đưa qua bể nước + xút nguội để rửa acid rồi tiếp tục đưa qua bề mạ, bằng quá trình mạ điện kẽm trong bể mạ phủ lên bề mặt thép yêu cầu.

Từ bể mạ, thép được đưa tới các bể nguội và cuối cùng là bể nước nóng (50-70oC) để cốđịnh kẽm mạ và tạo bề mặt nhẵn cho dây thép.

Như vậy, quá trình sản xuất ở làng nghề Đa Hội có những đặc điểm: sản xuất mang tính thủ công nhỏ (sản xuất theo hộ gia đình). Chính vì vậy sự phát triển của sản xuất còn bị hạn chế, năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm đôi khi còn chưa hợp lý, và chưa sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng cao.

Ngoài ra, do khả năng kinh tế của các hộ còn nhiều hạn chế nên trong sản xuất chưa sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, chưa chú ý đến vấn đề tối ưu hóa trong sản xuất. Hơn nữa, sự phân bố sản xuất trong các xóm còn chưa đồng bộ. Quy hoạch và tổ chức sản xuất mang tính tự phát chưa được quản lý. Tất cả những đặc điểm trên góp phần làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường của các chất thải từ quá trình sản xuất. Đặc biệt, do khu sản xuất nằm ngay trong các hộ gia đình nên môi trường sinh sống của nhân dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Xã Châu Khê – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)