Giới thiệu khái quát về quy trình kiểm toán chung tại Công ty:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toàn khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 40)

Quy trình kiểm toán BCTC ở công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ gồm 3 giai đoạn thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Các giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

2.2.1.1 Tiếp nhận khách hàng:

- Khi được mời kiểm toán, để tránh rủi ro, công ty sẽ phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu về khách hàng, đánh giá khả năng đảm nhận công việc cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán để quyết định xem có nên ký hợp đồng hay không.

+ Đối với khách hàng mới: Trước hết, KTV cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính…. Với các thông tin thu thập được, KTV nghiên cứu phân tích sơ bộ về thực trạng tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ để quyết định xem có nhận lời kiểm toán hay không?

+ Đối với khách hàng cũ: Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, KTV sẽ cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để đưa ra quyết định có nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng hay không?

Luận văn tốt nghiệp 32 SVTH: Trần Quốc Đạt

2.2.1.2 Phân công kiểm toán viên:

Công ty sẽ phân công KTV đủ năng lực, phù hợp với công việc kiểm toán dựa trên những hiểu biết của họ về những nét đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

2.2.1.3 Thoả thuận sơ bộ với khách hàng:

Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV sẽ trao đổi và thoả thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề như: mục đích và phạm vi kiểm toán, các dịch vụ đi kèm, phí kiểm toán…

2.2.1.4 Lập hợp đồng kiểm toán:

Công ty tiến hành lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Hợp đồng cần nêu rõ loại báo cáo kiểm toán được phát hành sẽ tuỳ theo mức độ trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành cũng như cần khẳng định với đơn vị là kiểm KTV không có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận và sai sót.

2.2.1.5 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:

- Tìm hiểu về hệ thống kế toán và chính sách kế toán, sơ đồ hạch toán, các loại tài

khoản sử dụng, các loại sổ sách, các loại báo cáo tài chính.

- Tìm hiểu quy trình hoạt động của công ty, các chu trình kiểm soát của từng phần

hành tại đơn vị.

- Đánh giá rủi ro và đưa ra mức kiểm toán phù hợp với từng khoản mục.

2.2.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán:

- Xác lập mức trọng yếu và những sai sót có thể bỏ qua.

- Đưa ra danh sách các tài liệu cần chuẩn bị và yêu cầu khách hàng gửi dữ liệu.

- Chuẩn bị hồ sơ kiểm toán.

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

- KTV và các trợ lý kiểm toán tiến hành thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng

đúng như thời hạn trên thư hẹn. Quá trình kiểm toán sẽ được thực hiện theo chương trình mẫu do công ty xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA.

Luận văn tốt nghiệp 33 SVTH: Trần Quốc Đạt - Tuỳ theo tình hình cụ thể mà kiểm toán viên sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán có liên quan, quyết định cỡ mẫu sao cho phù hợp.

- KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan, đánh giá tham chiếu và lưu vào hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến sau này.

2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán:

- KTV tiến hành thêm một số thử nghiệm như xem xét sự kiện diễn ra sau ngày kết

thúc niên độ, giả định hoạt động liên tục.

- Trưởng nhóm kiểm toán đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng, đánh giá tổng hợp

các sai sót chưa điều chỉnh và rà soát lại toàn bộ công việc.

- Lập bảng dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi cho khách hàng.

- Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

- Lập bảng ghi nhớ hoàn tất hợp đồng kiểm toán và tiến hành thanh lý hợp đồng.

2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: TNHH Kiểm toán Việt Mỹ:

2.3.1 Giới thiệu về Công ty khách hàng:

Để đảm bảo tuân theo nguyên tắc hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, em xin được phép minh họa thực tế Công ty khách hàng cụ thể với tên gọi là Công ty TNHH ABC.

Thông tin chung về khách hàng:

Tên đầy đủ: Công ty TNHH ABC

Địa chỉ: Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: (08) 33840 6xxx Fax: (08) 33840 7xxx

Loại hình doanh nghiệp: TNHH 2 thành viên trở lên thành lập tại Việt Nam.

Giấy phép kinh doanh số 0303786xxx, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp

Luận văn tốt nghiệp 34 SVTH: Trần Quốc Đạt

Vốn điều lệ: 60.000.000.000 VND

Thông tin chung và chế độ kế toán mà công ty áp dụng:

Hoạt động chính của công ty là kinh doanh các loại hàng hoá về VLXD, các loại

sản phẩm nông lâm thuỷ sản và bất động sản.

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Luật kế toán, chế độ kế

toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006, Thông tư số 244/2009/BTC-TT ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp; và các thông tư, hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND).

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Kỳ kiểm toán tại Công ty TNHH ABC được minh họa trong bài làm là năm 2013.

2.3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH ABC:

2.3.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền:

a. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Vốn bằng tiền:

KTV tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của Công ty ABC thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn sau:

Luận văn tốt nghiệp 35 SVTH: Trần Quốc Đạt

Bảng 2.1: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục Vốn bằng tiền tại Công ty TNHH ABC:

CÂU HỎI TRẢ LỜI CÓ KHÔNG YẾU KÉM GHI CHÚ QUAN TRỌNG THỨ YẾU

1. Công ty có phân chia trách nhiệm giữa

thủ quỹ và kế toán thanh toán hay không? 

2. Cuối ngày, thủ quỹ và kế toán thanh toán

có kiểm kê quỹ với nhau không? 

3. Có người chứng kiến kiểm kê quỹ giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán không? Có chữ ký xác nhận của người thứ ba trên biên bản kiểm kê quỹ hay không?

4. Trước khi thanh toán, chứng từ có đối chiếu với các chứng từ khác liên quan hay không?

5. Các phiếu thu, chi tiền có được đánh số thứ tự liên tục không?

 6.Các khoản chi có được xét duyệt trước khi

chi không? 

7. Các khoản thu chi có được ghi nhận đúng

thời điểm phát sinh? 

8. Các khoản thu có được thủ quỹ nộp ngay

Luận văn tốt nghiệp 36 SVTH: Trần Quốc Đạt 9. Tất cả các khoản tiền mặt thu được có

lập phiếu thu không? 

10. Công ty có thực hiện hình thức thanh

toán qua ngân hàng không? 

11. Có quy định về số tiền thanh toán tối đa mà một người có trách nhiệm được quyền phê duyệt hay không?

12. Việc thu tiền bán hàng có phát hành biên lai hoặc phiếu thu tiền cho khách hàng hay không?

13. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu tiền hay không?

14. Cuối ngày có lập báo cáo thu chi không?  15. Có lập bảng kế hoạch thu chi đầu kỳ và

được xét duyệt hay không?  

16. Định kỳ có đối chiếu giữa số tiền gửi

ngân hàng với sổ phụ ngân hàng không? 

17. Có đánh dấu các chứng từ gốc khi đã ký

phiếu chi không? 

18.Các phiếu chi sau khi thanh toán có đóng

dấu “đã thanh toán” không? 

19. Sau khi thu tiền xong có đóng dấu “đã

thu tiền” trên phiếu thu hay không? 

20. Cuối ngày, kế toán thanh toán có báo số

Luận văn tốt nghiệp 37 SVTH: Trần Quốc Đạt

Đánh giá: Tổng số câu hỏi: 20 câu

b. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán:

- Từ kết quả bảng câu hỏi về hệ thống KSNB liên quan đến việc kiểm soát tiền của đơn vị được thực hiện bằng cách phỏng vấn cán bộ nhân viên có liên quan (trong bảng gồm 20 câu, kết quả: tỷ lệ câu trả lời “CÓ” là 90% .Tuy nhiên những câu trả lời “KHÔNG” chiếm 10% là những câu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống KSNB), KTV nhận xét hệ thống KSNB của công ty thiết kế như trên có thể ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận và sai sót.

 Hệ thống KSNB của đơn vị tương đối hữu hiệu. Từ đó có thể đưa ra Mức rủi ro

kiểm soát: CR= 30%

- Do tiền là tài sản rất nhạy cảm, là đối tượng của sự gian lận, đánh cắp, liên quan đến nhiều chu trình kinh doanh khác nên sự sai sót, gian lận của tiền sẽ ảnh hưởng đến sự sai sót ở các chu trình có liên quan và ngược lại. Đặc điểm kinh doanh của đơn vị là sản xuất thương mại nên các nghiệp vụ thanh toán thu-chi tiền tương đối lớn.

 Do đó đánh giá mức rủi ro tiềm tàng:IR=75 %

Đánh giá mức rủi ro kiểm toán: AR=5%

Đánh giá sơ bộ rủi ro phát hiện:

DR = AR / ( IR x CR ) = 5% / (75% x 30% ) = 22,22%

AR: Rủi ro kiểm toán.

Lựa chọn Số lần Tỷ lệ (%)

18 90

Luận văn tốt nghiệp 38 SVTH: Trần Quốc Đạt IR: Rủi ro tiềm tàng.

CR: Rủi ro kiểm soát. DR: Rủi ro phát hiện.

c. Xác định các sai sót tiềm tàng và các thủ tục kiểm soát chủ yếu:

Rủi ro tiềm tàng Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát

1. Tiền mặt có thể bị sử dụng sai mục đích hoặc mất cắp.

- Quy định hàng ngày thủ quỹ cần ghi chép thu, chi tiền mặt vào sổ quỹ. Các nghiệp vụ thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi đã được xét duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Thủ tục hạn chế tiếp cận tiền và phải có nơi cất giữ tiền an toàn.

- Kiểm tra chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt.

- Phỏng vấn xem thủ quỹ có biết quy định này hay không.

- Quan sát nơi cất giữ tiền, số lượng nhân viên nắm giữ tiền.

- Quan sát chứng từ có đầy đủ thông tin và chữ ký xét duyệt của cấp thẩm quyền.

2. Tiền mặt có thể bị biển thủ, chiếm dụng, tham ô.

- Thanh toán bằng chuyển khoản đối với khoản tiền trên hai mươi triệu.

- Hàng ngày, đối chiếu số dư trên sổ cái với sổ quỹ tiền mặt.

- Cuối mỗi ngày kiểm kê quỹ tiền mặt, lập bảng kê thu tiền và nộp số tiền thu

- Quan sát việc kiểm tra sổ cái và sổ chi tiết (nợ phải thu).

- Phỏng vấn nhân viên công ty xem họ có biết những quy định đó không.

- Kiểm tra biên bản kiểm kê quỹ và bản kê thu tiền.

Luận văn tốt nghiệp 39 SVTH: Trần Quốc Đạt được vào quỹ hoặc ngân

hàng. và sổ tiền mặt. 3. Gian lận trong nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền (sử dụng TGNH cho mục đích không được phép,…). - Định kỳ (hàng tháng) đối chiếu số dư tiền trên sổ sách kế toán của công ty với sổ phụ ngân hàng. - Việc gửi tiền vào ngân hàng có hai người trở lên phụ trách.

- Chứng từ có đầy đủ chữ ký của các cấp thẩm quyền.

- Quan sát việc đối chiếu sổ sách kế toán và sổ phụ ngân hàng

- Kiểm tra việc xét duyệt chứng từ hóa đơn.

- Phỏng vấn nhân viên xem họ có biết những quy định đó không. 4. Thanh toán nhiều lần cho một chứng từ. Chứng từ được đánh số thứ tự liên tục, đóng dấu xác nhận khi đã thanh toán.

- Kiểm tra sự đầy đủ thông tin của chứng từ bằng cách chọn mẫu.

d. Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Thử nghiệm 1: Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến Sổ cái:

- KTV lần theo số tổng cộng hàng tháng của cột tổng cộng từ nhật ký thu tiền đến

tài khoản Tiền mặt và TGNH trên Sổ cái, cũng như đến tài khoản Phải thu. Tương tự, sẽ kiểm tra từ nhật ký chi quỹ cho đến tài khoản Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng trên Sổ cái và đến tài khoản Phải trả người bán. Sau đây là kết quả làm việc của KTV:

Luận văn tốt nghiệp 40 SVTH: Trần Quốc Đạt

Phải thu Phải trả người

bán Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng

Số dư đầu kỳ 143.174.888.410  187.026.898.347  4.493.535.165  23.472.684.104  Số phát sinh nợ 3.441.057.694.745 £ 6.403.462.520.504 £ 91.616.253.139 £ 13.903.130.983.216 £ Số phát sinh có 3.425.914.168.047 £ 6.382.605.960.376 £ 87.773.011.961 £ 13.877.656.862.045 £ Số dư cuối kỳ 158.318.415.108 f 166.170.338.219 f 8.336.776.343 f 48.946.805.274 f Ghi chú:

 : Số liệu đã được kiểm toán năm 2012

 £ : Phù hợp với sổ nhật ký và sổ cái.  f : Khớp với sổ cái.

Kết luận: Số liệu đã được ghi chép đầy đủ và tính toán chính xác.

Thử nghiệm 2: Chọn một số chứng từ và so sánh chi tiết danh sách nhận tiền thanh toán từ sổ quỹ (báo cáo quỹ) với nhật ký thu tiền, với các bảng kê tiền gửi vào ngân hàng và với tài khoản Phải thu:

- Thủ tục này nhằm giảm thiểu cơ hội nhân viên chiếm dụng tiền quỹ để chi tiêu. Để

đảm bảo rằng các khoản tiền thu được gửi ngay vào ngân hàng, KTV tiến hành so

Luận văn tốt nghiệp 41 SVTH: Trần Quốc Đạt sánh chi tiết danh sách thu tiền với bảng kê gửi tiền hàng ngày vào ngân hàng. Sau đây là kết quả làm việc của KTV:

Ngày tháng Thu của khách hàng Số thực nhận Ghi sổ khoản thu từ Ghi sổ và gửi vào ngân hàng Số tiền bị nhân viên chiếm dụng 07/01/2013 T.T.Anh 20.378.920 T.T.Anh 20.378.920 - £ 13/03/2013 V.V. Tuấn 65.678.500 V.V. Tuấn 65.678.500 - £ 23/04/2013 N.V. Tiến 43.769.450 N.V. Tiến 43.769.450 - £ 15/06/2013 L.T.Hoa 76.278.000 L.T.Hoa 76.278.000 - £ 06/08/2013 T.T.Trung 50.689.780 T.T.Trung 50.689.780 - £ 10/09/2013 N.M. Hiệp 47.980.650 N.M. Hiệp 47.980.650 - £ 12/11/2013 V.V. Luận 37.259.690 V.V. Luận 37.259.690 - £ 28/12/2013 DNTN Trung Thiên 178.000.000 DNTN Trung Thiên 178.000.000 - £ Tổng cộng 520.034.990 520.034.990 Ghi chú:  £: Phù hợp với sổ nhật ký và sổ cái.

Kết luận: Thủ quỹ đã ghi chép đầy đủ chính xác các khoản phải thu của khách hàng.

Luận văn tốt nghiệp 42 SVTH: Trần Quốc Đạt

Thử nghiệm 3: Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản Phải trả, và với các chứng từ có liên quan

- KTV chọn ra một số khoản chi trên Nhật ký và đối chiếu ngược trở về với các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn, và các séc chi trả. Sau đây là kết quả làm việc của KTV:

Ngày ghi sổ Chứng từ Nội dung Số tiền

12/01/2013 PC08/01 Mua nông sản. 24.300.000 g,l

10/05/2013 PC06/05 Mua công cụ, dụng cụ cho

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toàn khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 40)