ĐỊNH TÍNH DỊCH CHIẾT HAI LOÀI NƢA BẰNG SẮC KÝ LỚP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân biệt đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thuộc chi amorphophallus, họ ráy ( araceae) (Trang 42)

Sau khi tiến hành sắc ký lớp mỏng với dịch chiết methanol củ của hai loài Nưa trên nhiều hệ dung môi có độ phân cực khác nhau, nhận thấy khả năng tách của chúng kém nên ta tiến hành thủy phân hai mẫu Nưa và chiết với CHCl3 để tiến hành sắc ký lớp mỏng.

Tiến hành:

Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Ngâm 10g bột củ Nưa trong 20 ml methanol trong vòng 24h. Lọc lấy dịch trong. Thêm đồng lượng HCl 10%. Thủy phân trong vòng 3 giờ ở nhiệt độ 100C. Để nguội, chuyển dịch lọc vào bình gạn 50ml. Lắc với CHCl3 3 lần, mỗi lần 5ml. Gộp các dịch chiết CHCl3 vào một cốc có mỏ sạch. Cô tới cắn sau đó hòa tan cắn trong methanol để lấy dịch chấm sắc ký.

Chấm đồng thời dịch chiết hai mẫu trên cùng một bản mỏng bằng máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5.

Triển khai sắc ký trên các hệ dung môi:

Hệ I: Toluen-ethyl acetat-acid formic (6:2:0,5).

Hệ III: Cloroform-MeOH (9:1). Hệ IV: Cloroform-aceton (9:1). Hệ V: Ethyl acetat-acid formic (4:1).

Sau khi triển khai sắc ký, hệ I, hệ II, hệ IV cho kết quả tách tốt. Sắc ký đồ của chúng như sau:

Kết quả hệ I: Toluen-ethyl acetat-acid formic (6:2:0,5).

Ia Ib Ic

Với dịch chiết thủy phân của hai mẫu Nưa khi triển khai ở hệ dung môi: toluen- ethyl acetat-acid formic (6:2:0,5), kết quả phân tích cho thấy:

Trước khi phun thuốc thử dưới ánh sáng tử ngoại (UV 254nm): Mẫu N2 quan sát được 2 vết, vết đậm nhất có Rf=0,24. Mẫu N6 quan sát được 3 vết, vết đậm nhất có Rf=0,24. Trước khi phun thuốc thử dưới ánh sáng tử ngoại (UV 366nm):

Mẫu N2 quan sát được 6 vết, vết đậm nhất có Rf=0,16. Mẫu N6 quan sát được 8 vết, vết đậm nhất có Rf=0,15. Sau khi phun thuốc thử dưới ánh sáng thường:

Hình 3.7. Sắc ký đồ dịch chiết thủy phân của hai mẫu Nưa với hệ dung môi toluen-ethyl acetat-acid formic (6:2:0,5) ở: Ia. =254nm

Ib. = 366nm

Ic. Sau khi phun TT Vanilin 1%/H2SO4.

Mẫu N2 quan sát được 5 vết, vết đậm nhất có Rf=0,80. Mẫu N6 quan sát được 10 vết, vết đậm nhất có Rf=0,79.

Nhận xét:

- Ở bước sóng 254nm: Hai mẫu dịch thủy phân của hai loài Nưa khi triển khai trên sắc ký đồ có những vết tương đương nhau. Trên sắc ký đồ của dịch chiết mẫu N6 có nhiều vết hơn trên sắc ký đồ của dịch chiết mẫu N2 và vết có Rf=0,82 dễ dàng nhận biết sự khác biệt so với mẫu N2.

- Khi hiện màu bằng thuốc thử ở ánh sáng thường ta thấy chúng có một số vết

tương đối giống nhau. Tuy nhiên trên sắc ký đồ mẫu N6 trong hệ dung môi này tách rõ hơn và triển khai với nhiều vết hơn. Trên sắc ký đồ này ở dịch chiết mẫu N6 có vết có Rf=0,60 dễ dàng nhận biết sự khác biệt với dịch chiết mẫu N2.

Vì vậy hệ toluen-ethyl acetat-acid formic (6:2:0,5) có thể dùng để phân biệt hai loài Nưa trên.

Kết quả hệ II: Ether dầu hỏa-ethyl acetat-aceton-acid formic (3:1:0,5:0,05).

Với dịch chiết thủy phân của hai loài Nưa khi triển khai ớ hệ dung môi: Ether dầu hỏa-ethyl acetat-aceton-acid formic (3:1:0,5:0,05) kết quả phân tích cho thấy:

Trước khi phun thuốc thử dưới ánh sáng tử ngoại (UV 254nm): Mẫu N2 quan sát được 2 vết, vết đậm nhất có Rf=0,30. Mẫu N6 quan sát được 6 vết, vết đậm nhất có Rf=0,31. Trước khi phun thuốc thử dưới ánh sáng tử ngoại (UV 366nm):

Mẫu N2 quan sát được 6 vết, vết đậm nhất có Rf=0,19. Mẫu N6 quan sát được 9 vết, vết đậm nhất có Rf=0,19. Sau khi phun thuốc thử dưới ánh sáng thường:

Mẫu N2 quan sát được 5 vết, vết đậm nhất có Rf=0,84. Mẫu N6 quan sát được 12 vết, vết đậm nhất có Rf=0,85.

IIa IIb IIc

Nhận xét:

- Ở bước sóng 254nm: Dịch chiết của hai loài Nưa khi khai triển trên hệ dung môi

trên có những vết tương đối giống nhau. Tuy nhiên dịch chiết mẫu N6 triển khai nhiều vết hơn so với mẫu N2, các vết đó có Rf tương ứng là 0,28; 0,74; 0,90. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ở bước sóng 366nm: Trên sắc ký đồ của dịch chiết mẫu N6 khai triển nhiều vết hơn so với dịch chiết mẫu N2 và trên sắc ký đồ của dịch chiết mẫu N6 có các vết huỳnh quang màu đỏ. Có thể sơ bộ dự đoán trong dịch chiết mẫu N6 có chlorophyl.

- Thuốc thử hiện màu ở ánh sáng thường: Dịch chiết mẫu N6 triển khai trên sắc ký

đồ với nhiều vết hơn và vết có Rf=0,69 dễ dàng nhận thấy sự khác biệt so với mẫu N2.

Sắc ký đồ của hai loài Nưa của hệ dung môi ether dầu hỏa-ethyl acetat-aceton- acid formic (3:1:0,5:0,05) ở bước sóng 366nm là tương đối khác nhau. Vì vậy hệ thích hợp dùng để so sánh hai loài.

Hình 3.8. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưavới hệ dung môi ether dầu hỏa-ethyl acetat- aceton-acid formic (3:1:0,5:0,05) ở: IIa. =254nm

IIb. =366nm

IIc. sau khi phun TT Vanilin 1%/H2SO4

Kết quả hệ IV: Cloroform: aceton (9:1).

IIIa IIIb IIIc

Với dịch chiết thủy phân của củ hai loài Nưa khi khai triển ở hệ dung môi: Cloroform-aceton (9:1) kết quả phân tích cho thấy:

- Trước khi phun thuốc thử dưới ánh sáng tử ngoại (UV 254nm):

Mẫu N2 quan sát được 4 vết, vết đậm nhất có Rf=0,26. Mẫu N6 quan sát được 5 vết, vết đậm nhất có Rf=0,27.

- Trước khi phun thuốc thử dưới ánh sáng tử ngoại (UV 366nm):

Mẫu N2 quan sát được 4 vết, vết đậm nhất có Rf=0,03. Mẫu N6 quan sát được 8 vết, vết đậm nhất có Rf=0,05.

- Sau khi phun thuốc thử dưới ánh sáng thường:

Mẫu N2 quan sát được 2 vết, vết đậm nhất có Rf=0,84. Mẫu N6 quan sát được 11 vết, vết đậm nhất có Rf=0,83.

Nhận xét:

- Ở bước sóng 254nm: Sắc ký đổ triển khai trên hệ dung môi trên của hai mẫu Nưa

ít có sự khác biệt. Chúng đều tách được 3 vết rõ.

Hình 3.9 Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưa với hệ dung môi Cloroform-aceton (9:1) ở:

IIIa. =254nm IIIb. =366nm

IIIc. sau khi phun TT Vanilin 1%/H2SO4

- Ở bước sóng 366nm: Sắc ký đồ của mẫu N6 có nhiều vết màu đỏ tách rõ rảng. Sơ bộ xác định mẫu này có chlorophyl.

- Khi hiện màu bằng thuốc thử: Mẫu N6 triển khai được nhiều vết hơn mẫu N2. Như vậy hệ dung môi chloroform: aceton (9:1) thích hợp để phân biệt hai loài.

Kết luận: Với dịch chiết thủy phân của hai loài Nưa trên, đã lựa chọn được 3 hệ dung môi tách tốt và cho kết quả phân biệt rõ ràng hai loài Nưa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân biệt đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thuộc chi amorphophallus, họ ráy ( araceae) (Trang 42)