Phương pháp bào chế viên nén rã nhanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh chứa felodipin (Trang 30)

Viên nén rã nhanh chứa 10mg felodipin được bào chế theo hai phương pháp: phương pháp dập từng viên và phương pháp tạo hạt ướt.

2.3.3.1. Phương pháp dập từng viên

-Cân các thành phần theo công thức (bảng 3.3). -Nghiền và rây PEG 6000, NLS qua rây 180 µm. -Rây Aerosil, magnesistearat qua rây 180 µm.

-Trộn HPTR lần lượt với PEG 6000 (hoặc NLS), tá được độn, tá dược siêu rã, magnesistearat, Aerosil theo nguyên tắc đồng lượng.

-Hỗn hợp bột sau khi đã nhào trộn đem dập viên với độ cứng và cối chày thích hợp.

2.3.3.2. Phương pháp tạo hạt ướt

Cân các thành phần theo công thức (bảng 3.4)  Bào chế tá dược dính chứa HPTR:

Hòa tan felodipin trong ethanol. Thêm lần lượt HPMC E6, dicloromethan khuấy tới khi thu được dung dịch đồng nhất. Thêm lactose, trộn đều.

- Nghiền PEG 6000, rây qua rây 180 µm.

- Trộn lần lượt tá dược độn, tá dược siêu rã, PEG 6000 theo nguyên tắc đồng lượng.

Tạo hạt:

- Khối bột thu được đem nhào ẩm bằng tá dược dính. Khối ẩm thu được tạo hạt qua rây 350 µm. Sấy hạt ở nhiệt độ 60o C trong 15 phút. Sửa hạt qua rây 350 µm

- Rây Aerosil, magnesistearat qua rây 180 µm. - Trộn hạt với Aerosil, magnesistearat.

- Hạt sau khi trộn với tá dược trơn được đem dập viên với độ cứng 3 – 4 kp và kích thước chày cối thích hợp.

2.3.3.3. Phương pháp tối ưu hóa

Công thức đánh giá ảnh hưởng của lượng manitol và CP được thiết kế bằng phần mềm MODDE 8.0, với hai biếnlà manitol và CP. Đánh giá trên ba biến đầu ra là tốc độ hòa tan của felodipin sau 5 phút, thời gian rã, độ mài mòn.Kết quả khảo sát được sử dụng để thiết kế công thức tối ưu bằng phần mềm INFORM 3.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh chứa felodipin (Trang 30)