Phương pháp bào chế HPTR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh chứa felodipin (Trang 29)

HPTR được bào chế với một trong số các chất mang: PEG, HPMC hay PVP. Tùy theo chất mang sử dụng mà HPTR được chế theo phương pháp thích hợp.

2.3.2.1. Phương pháp dung môi

Áp dụng với các chất mang là HPMCvà PVP K30. -Cân các thành phần theo trong công thức (bảng 3.1). -Trộn hỗn hợp felodipin với chất mang.

-Hòa tan hỗn hợp dược chất với chất mang trong dung môi (với HPMC là hỗn hợp dicloromethan và ethanol, với PVP K30 là ethanol).

-Thêm tá dược hấp phụ, khuấy đều.

-Hỗn hợp thu được đem bốc hơi dung môi một phần ở 40o C trong nồi cách thủy 1 giờ.

-Hỗn hợp sau bốc hơi dung môi, đem sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 50o

C tới khi bay hết dung môi.

-Chất rắn thu được sau khi sấy, để ổn định trong bình hút ẩm trong 24h. Sản phẩm nghiền và rây qua rây có kích thước mắt rây thích hợp.Bảo quản HPTR trong lọ thủy tinh có nút và bao kín bằng giấy parafilm, để trong bình hút ẩm, tránh ánh sáng.

2.3.2.2. Phương pháp đun chảy kết hợp dung môi

Áp dụng với chất mang là PEG 4000.

-Cân các thành phần theo công thức (bảng 3.1).

-Cho PEG 4000 vào 1 cốc có mỏ khác (cốc 2), đun cách thủy cho tới khi PEG 4000 tan chảy hoàn toàn ở nhiệt độ 70o

C.

-Rót dung dịch ở cốc 1 sang cốc 2 khuấy đều trong nồi cách thủy. Tráng cốc 1 bằng ethanol.

-Thêm tá dược hấp phụ, khuấy đều.

-Hỗn hợp thu được đem bay hơi dung môi ở 40o C trên nồi cách thủy trong 1 giờ.

-Chất rắn thu được đem sấy ở nhiệt độ 50o

C tới khi bay hơi hết dung môi. -Chất rắn thu được sau khi sấy, để ổn định và làm khô trong bình hút ẩm trong 24 giờ. Sản phẩm đem nghiền và rây qua rây có kích thước mắt rây thích hợp. Bảo quản HPTR trong lọ thủy tinh kín, bao giấy parafilm, để trong bình hút ẩm, tránh ánh sáng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh chứa felodipin (Trang 29)