phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này của công ty tuy có ưu điểm là được mở chi tiết cho từng mục đích chi song nội dung nghiệp vụ hạch toán vào đây là không đúng quy định của Bộ Tài chính.
2.4 - Tồn tại trong việc sử dụng TK và hạch toán nghiệp vụ nhận NK uỷ thác của Côngty ty
Mấy năm gần đây, do chính sách của Nhà nước ta không khuyến khích hàng NK và việc ban hành Nghị định 57/CP xóa bỏ giấy phép NK, cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được NK các mặt hàng đăng ký KD trong nước làm cạnh tranh trên thị trường NK này ngày càng trở nên gay gắt. Đứng trước tình hình đó công ty đã tăng cường làm dịch vụ nhận NK uỷ thác cho các công ty ngoài ngành nhằm nâng cao doanh thu. Tuy nhiên, hạch toán của công ty về hoạt động này còn mắc phải nhược điểm sau:
Việc nhập hàng và giao trả hàng cho bên giao uỷ thác kế toán công ty không sử dụng tài khoản 002 để phản ánh, đối với những lô hàng nhập uỷ thác hộ đến cuối
kỳ hạch toán, kế toán công ty cũng vẫn hạch toán theo cách hạch toán hàng hóa NK trực tiếp tức là đã hạch toán khống vào tài khoản 1561 số hàng công ty nhận nhập ủy thác, như vậy là vi phạm nguyên tắc sở hữu tài sản vì số hàng đó không thuộc quyền sở hữu của công ty.
2.5 - Tồn tại trong sử dụng TK 151, 157 để theo dõi hàng đi tiêu thụ
Do không sử dụng TK151, TK 157 nên trong nghiệp vụ kế toán tiêu thụ hàng NK
ở công ty hàng giao bán tay ba hay hàng chuyển bán thẳng tới kho của người mua, hàng bán vận chuyển chưa đến kho bạn hàng, và hàng bán qua kho, kế toán đều hạch toán giống nhau. Điều này gây nên sự nhầm lẫn không biết đâu là hàng bán giao tay ba, và đâu là bán tại kho... Để quản lý tốt hàng hóa NK, kế toán cần phải xem xét lại cách hạch toán của mình sao cho ba phương thức tiêu thụ hàng NK trên phải được hạch toán rõ ràng trên sổ sách nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa NK và công tác lập kế hoạch của công ty.
2.6 - Tồn tại trong việc sử dụng tài khoản theo dõi công nợ
Theo chế độ đối với công nợ phải thu của khách hàng sử dụng TK 131 để theo dõi quá trình thanh toán. Nhưng tại công ty, khi sử dụng tài khoản để theo dõi công nợ thanh toán với khách hàng, chỉ đối với những khách hàng mua hàng với giá nhỏ thì kế toán theo dõi thanh toán công nợ trên TK 131, còn với những khách hàng mua các mặt hàng khác thì kế toán sử dụng TK 3388 - Phải trả khác để theo dõi. Song TK 3388 cũng đồng thời được sử dụng để theo dõi các đối tượng giao cho công ty NK uỷ thác hộ. Điều này gây khó khăn trong việc xác định đâu là công nợ còn phải thu, phải trả phát sinh cho hoạt động KD, đâu là công nợ còn phải thu, phải trả phát sinh cho hoạt động NK uỷ thác.
Mặt khác, doanh thu từ bán các mặt hàng giá trị thấp của công ty chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng doanh thu, còn chủ yếu doanh thu của công ty từ thu nhập bán các mặt hàng NK khác hoặc từ thu nhập hoạt động NK uỷ thác, như vậy thanh
toán trên TK 3388 là hoạt động ra vào thường xuyên của thanh toán với khách hàng mua hàng NK KD và thanh toán với khách hàng nhờ NK uỷ thác. Vì vậy, khi muốn phân tích hiệu quả KD, hiệu quả thanh toán của các đối tượng khách hàng mua hàng KD và khách hàng giao nhập uỷ thác là rất phức tạp, dễ bị trùng lặp hoặc khó phân định đối tượng khách hàng. Mặt khác, vì nội dung của tài khoản này chỉ để ghi chép các khoản công ty phải trả hoặc đã trả các cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trên bảng cân đối kế toán làm cho người xem hiểu nhầm đây là khoản tiền công ty chưa thanh toán.
2.7 - Tồn tại về hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
Do công ty NK chủ yếu những mặt hàng chuyên dụng như máy móc, dây chuyền sản xuất thường có đơn đặt hàng trước hoặc NK theo nhu cầu chấp nhận hàng về mua ngay nên hàng về thường không nhập kho mà giao bán thẳng, số lượng nhập kho rất ít, giá trị không lớn nên việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho là không cần thiết. Nhưng đối với các hợp đồng ký kết mua bán máy móc, dây chuyền sản xuất, giá trị hợp đồng lớn, rủi ro tổn thất cao, thời gian hoàn thành hợp đồng dài, nợ phải thu lớn nên cần thiết phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đây là phương pháp thể hiện nguyên tắc thận trọng trong KD. Dự phòng phải thu khó đòi nếu được lập hợp lý sẽ làm tăng chi phí, do vậy tạm thời làm giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo-niên độ lập dự phòng. Nhưng dự phòng lại chính là một công cụ tài chính cần thiết để duy trì doanh nghiệp, hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong trường hợp xảy ra các rủi ro do các nguyên nhân khách quan.
Mặt khác, số công nợ tồn còn phải thu của khách hàng tại công ty cuối mỗi kỳ hạch toán thường chiếm đến 30-40% tổng nợ phải thu, trong đó có nhiều khoản nợ đã quá hạn hoặc đã kéo ra hạn nợ, một số khách hàng có tình hình tài chính không ổn định, điều này làm cho vốn lưu động của công ty chu chuyển chậm, điều này
cho thấy một số khoản nợ khó đòi có thể phát sinh. Vì vậy công ty cần phải lập dự phòng phải thu khó đòi.
2.8- Tồn tại trong tổ chức hệ thống sổ
Việc sử dụng sổ sách kế toán chưa thống nhất, mặc dù Công ty đã áp dụng kế toán máy nhưng kế toán công ty vẫn sử dụng sổ sách để ghi chép điều đó chứng tỏ công tác kế toán chưa được cơ giới hóa hoàn toàn. Hơn nữa, nhiều loại sổ sách dùng sai đối tượng như tại công ty sử dụng nhật ký chứng từ số 5 để theo dõi tổng hợp công nợ cả phải thu và phải trả cho cả TK 131,TK 331, TK3388 là sai chế độ. Theo chế độ NK - CT5 chỉ được dùng để theo dõi tổng hợp công nợ phải trả cho đối tượng nhà cung cấp TK331.
Mặt khác, kết cấu sổ của công ty nhiều loại sổ còn chưa hợp lý chẳng hạn như NK - CT số 8 của công ty dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của đồng thời các TK 156,131,511,632 nhưng lại không thể hiện các cột chỉ tiêu ghi TK Có của các TK 642,711,721,811,821,911. Thực tế tại công ty các nghiệp vụ phát sinh liên quan các TK 642,711,721,811,821 được theo trên sổ chi tiết của các TK sau đó được tổng hợp vào bảng tổng hợp phát sinh tài khoản và từ đó vào thẳng sổ chi tiết TK 911mà không vào sổ NK - CT số 8 như chế độ quy định. Tuy công ty đã thực hiện đơn giản hoá kết cấu chỉ tiêu cột nhưng với mẫu sổ như vậy thì thông tin kinh tế lại chưa được thể hiện chính xác cũng như các quan hệ đối ứng chưa được thể hiện đúng chế độ quy định.
2.9 - Tồn tại trong một số công tác quản lý và tổ chức xung quanh vấn đềnhập khẩu nhập khẩu
- Thứ nhất:Việc luân chuyển chứng từ trong nhiều thương vụ còn chậm chễ gây tồn đọng đến ngày cuối tháng, làm công việc kế toán vào những ngày này trở nên hết sức bận rộn, dẫn đến việc lập báo cáo kế toán bị chậm trễ. Một số chứng từ Phòng KT còn lập chậm hơn so với quy định vì các công văn, hồ sơ gửi đến Phòng không đúng thời hạn.
- Thứ ba: Vấn đề giảm giá hàng bán, chiết khấu hàng bán chưa được áp dụng ở công ty. Giảm giá, chiết khấu trong những trường hợp cần thiết không những không ảnh hưởng đến kết quả KD cuả công ty mà còn làm tăng kết quả tiêu thụ, tăng vòng quay của vốn, tăng sự hấp dẫn đối vối khách hàng.
Trên đây là một số các mặt đã và chưa đạt được của công ty, để có thể tồn tại, đứng vững trên thị trường thì công ty phải đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh các mặt đã đạt được, tận dụng tối đa lợi thế, phát huy các tiềm năng, ưu điểm sẵn có của mình. Bên cạnh đó còn phải biết khắc phục được các mặt tiêu cực, những nhược điểm đã và đang hạn chế sự phát triển của công ty.