Về các trường hợp có nguy cơ xảy ra tương kị

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng thuốc dùng đường tĩnh mạch tại khoa thận tiết niệu, bệnh viện e (Trang 43)

Tỉ lệ các trƣờng hợp có nguy cơ xảy ra tƣơng kị trong chỉ định của bác sĩ và thực hiện thuốc của điều dƣỡng từ 2-3%. Trong các chỉ định của bác sĩ, tƣơng kị gặp phải giữa thuốc với dung môi của thuốc khác hoặc với dung dịch truyền để bổ sung nƣớc và điện giải. Cặp tƣơng kị xuất hiện nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là furosemid với glucose 5%.

Tỉ lệ các lƣợt chỉ định có nguy cơ tƣơng kị trong nghiên cứu tiến hành năm 2013 tại bệnh viện Phụ sản trung ƣơng là 26,4% [2], cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt có thể vì đối tƣợng của nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản trung ƣơng là các thuốc kháng sinh, nhóm thuốc mà thông tin về tính tƣơng kị trong các tài liệu đầy đủ hơn các nhóm thuốc khác. Trong một nghiên cứu khác gồm 2 phần hồi cứu và tiến cứu nhằm xác định tỉ lệ tƣơng kị của các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch trên đối tƣợng các bệnh nhân nặng cho thấy tỉ lệ các cặp tƣơng kị là 7,2% trong phân tích hồi cứu bệnh án của 100 bệnh nhân. Tỉ lệ này giảm đáng kể (58,6%) sau khi triển khai một quy trình chuẩn trong sử dụng thuốc để tránh tƣơng kị [6]. Điều này một lần nữa cho thấy vai trò của các việc áp dụng các hƣớng dẫn thực hành đối với giảm thiểu sai sót trong thực hiện thuốc.

Trong các lƣợt thực hiện thuốc truyền tĩnh mạch của điều dƣỡng mà chúng tôi quan sát đƣợc, không có trƣờng hợp các thuốc bị trộn lẫn trong cùng bơm tiêm hoặc chai truyền. Nhƣ đã đề cập trong phần tổng quan, thao tác tráng dây truyền giữa các lần đƣa thuốc đƣợc khuyến cáo trong tất cả các trƣờng hợp để tránh bất kì tƣơng kị nào có thể xảy ra [16]. Tuy vậy khi quan sát cách thực hiện thuốc của các điều dƣỡng, chúng tôi nhận thấy các thuốc nếu đƣợc chỉ định đồng thời trên cùng bệnh nhân sẽ đƣợc truyền liên tục trên một đƣờng dây truyền mà không có thao tác tráng dây truyền. Đối với các thuốc tiêm tĩnh mạch thì thƣờng đƣợc tiêm qua nhánh chữ Y trên cùng đƣờng dây truyền với thuốc truyền tĩnh mạch. Trong những trƣờng hợp này, điều dƣỡng có thực hiện thao tác dừng truyền thuốc ban đầu trƣớc khi tiêm thuốc khác vào nhánh chữ Y nhƣng cũng không tráng dây truyền. Tuy chỉ một lƣợng nhỏ các chất tiếp xúc với nhau trong thời gian ngắn nhƣng tƣơng kị hoàn toàn

có thể xảy ra làm giảm chất lƣợng của thuốc và nguy hại hơn là ảnh hƣởng đến an toàn của bệnh nhân. Nghiên cứu của Katja Barber tiến hành ở Đức cho thấy tƣơng kị là sai sót dẫn đến nhiều hậu quả lâm sàng ở mức độ nghiêm trọng nhất trong các sai sót đƣợc xem xét [31]. Chúng tôi cho rằng thiết lập bảng khuyến cáo về tính tƣơng hợp, tƣơng kị của các thuốc, trƣớc hết đối với những thuốc thƣờng dùng ở khoa là một biện pháp có thể đƣợc xem xét để giảm thiểu nguy cơ của sai lệch này.

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng thuốc dùng đường tĩnh mạch tại khoa thận tiết niệu, bệnh viện e (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)