Đặc điểm thực hiện thuốc dùng đường tĩnh mạch của điều dưỡng

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng thuốc dùng đường tĩnh mạch tại khoa thận tiết niệu, bệnh viện e (Trang 33)

3.2.3.1. Đặc điểm thực hiện đƣờng dùng của các thuốc

Chúng tôi quan sát 104 lƣợt thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch, trong đó có 51 lƣợt tiêm tĩnh mạch và 53 lƣợt truyền tĩnh mạch. 100% lƣợt thực hiện của điều dƣỡng có đƣờng dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong đó, các thuốc: acid tranexamic, choline alfoscerat, ciprofloxacin, drotaverin, metronidazol, ofloxacin, ornithin aspartat, paracetamol chỉ đƣợc truyền tĩnh mạch. Các thuốc amoxicillin sulbactam, cefepim, ceftriaxon, furosemid chỉ

đƣợc tiêm tĩnh mạch. Chỉ có thuốc piracetam vừa đƣợc sử dụng dƣới dạng tiêm tĩnh mạch (3 lƣợt) và truyền tĩnh mạch (8 lƣợt).

3.2.3.2. Thực hiện dung môi và thể tích dung môi của điều dƣỡng

Về thực hiện dung môi và thể tích dung môi hòa tan

Trong quá trình thực hiện, 100% (43/43 lƣợt) điều dƣỡng lựa chọn đúng dung môi hòa tan (nƣớc cất pha tiêm). Tuy nhiên, trong tất cả các trƣờng hợp này bác sĩ đều không chỉ định rõ thể tích dung môi hòa tan và điều dƣỡng tự lựa chọn 10 ml dung môi cho các trƣờng hợp này.

Về thực hiện dung môi pha loãng

100% (37/37) lƣợt thực hiện thuốc truyền tĩnh mạch sử dụng dung môi pha loãng đúng với chỉ định của bác sĩ. Có 2 loại dung môi đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp truyền tĩnh mạch là NaCl 0,9% và glucose 5%.

Ngoài ra, có 5 loại thuốc là dịch truyền pha sẵn đƣợc sử dụng trong 16 lƣợt: ciprofloxacin 200mg/100ml, metronidazol 500mg/100ml, Nephrosteril 250ml, ofloxacin 200mg/100ml và paracetamol 1g/100ml. Những thuốc này đƣợc truyền trực tiếp không cần pha loãng.

Về thể tích dung môi pha loãng

Trong 37 lƣợt thực hiện truyền tĩnh mạch của điều dƣỡng, có 35 lƣợt (94,6%) sử dụng đúng thể tích dung môi pha loãng, 2 lƣợt (5,4%) không sử dụng đúng thể tích dung môi pha loãng theo chỉ định của bác sĩ. Đây là 2 lƣợt truyền piracetam liều 2g với thể tích dung môi pha loãng chỉ định lần lƣợt là glucose 5% 500 ml và NaCl 0,9% 250 ml. Thể tích dung môi pha loãng trên thực tế sử dụng trong 2 lƣợt truyền là glucose 5% 250 ml và NaCl 0,9% 125 ml. Hơn nữa, trong các trƣờng hợp này, điều dƣỡng không sử dụng trực tiếp các túi dung môi 250 ml và 125 ml mà xả bớt ½ các túi dung môi có thể tích gấp đôi (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Đặc điểm chỉ định của bác sĩ và thực hiện thể tích dung môi pha loãng của điều dƣỡng

Thuốc

Thể tích dung môi pha

loãng đƣợc chỉ định Điều dƣỡng thực hiện 250 ml 500 ml Đúng Sai Acid tranexamic 0 1 1 0 Choline alfoscerat 2 0 2 0 Ciprofloxacin 0 2 2 0 Drotaverin 0 19 19 0 Ornithin aspartate 2 3 5 0 Piracetam 3 5 6 2 Tổng (%) 7 (18,9) 30 (81,1) 35 (94,6) 2 (5,4)

3.2.3.3. Đặc điểm thực hiện tốc độ truyền và thời gian tiêm tĩnh mạch

Tốc độ truyền tĩnh mạch

Tốc độ truyền tĩnh mạch đƣợc bác sĩ chỉ định với đơn vị giọt/phút. Trong quá trình thực hiện, điều dƣỡng thƣờng dựa vào kinh nghiệm của mình để điều chỉnh tốc độ truyền. Thông tin cụ thể về tốc độ truyền tĩnh mạch mà điều dƣỡng thực hiện so với chỉ định của bác sĩ đƣợc thể hiện trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Đặc điểm thực hiện tốc độ truyền của điều dƣỡng Tốc độ chỉ định

(giọt/phút)

Thực tế thực hiện của điều dƣỡng

Phù hợp Nhanh hơn Chậm hơn

20 0 1 0

30 1 17 2

40 1 2 0

60 6 23 0

Tổng (%) 8 (15,1) 43 (81,1) 2 (3,8)

Bảng 3.11 cho thấy, phần lớn (81,1%) các lƣợt thực hiện thuốc truyền tĩnh mạch với tốc độ nhanh hơn chỉ định.

Tốc độ tiêm tĩnh mạch

Đối với các lƣợt tiêm tĩnh mạch quan sát đƣợc, có 42 lƣợt thuốc đƣợc tiêm dƣới 1 phút và chỉ 9 lƣợt đƣợc tiêm trong thời gian từ 1 phút trở lên.

3.2.3.4. Các lƣợt thực hiện có nguy cơ xảy ra tƣơng kị

Chúng tôi đánh giá một lƣợt thực hiện có nguy cơ xảy ra tƣơng kị khi có bất cứ thao tác nào của điều dƣỡng dẫn đến khả năng tƣơng kị giữa các chất với nhau. Trong tổng số 104 lƣợt thực hiện quan sát đƣợc, có 3 lƣợt mà các thuốc có khả năng tƣơng kị với nhau đƣợc chỉ định trong cùng thời điểm. Trong các lƣợt thực hiện này, cefepim đƣợc tiêm qua nhánh chữ Y, trên cùng đƣờng dây truyền của metronidazol. Tƣơng tự, furosemid đƣợc tiêm qua nhánh chữ Y, trên cùng đƣờng dây truyền của glucose 5%. Đáng chú ý là, 100% lƣợt thực hiện không có thao tác tráng dây truyền giữa các lần truyền thuốc để tránh tƣơng kị (bảng 3.12)

Bảng 3.12. Các trƣờng hợp thực hiện thuốc có nguy cơ xảy ra tƣơng kị

Cặp tƣơng kị Số lƣợt

Cefepim – Metronidazol 1 Furosemid - Glucose 5% 2

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng thuốc dùng đường tĩnh mạch tại khoa thận tiết niệu, bệnh viện e (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)