Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ (Trang 43)

a) Hệ thống giao thông, thủy lợi, lưới điện

- Hệ thống giao thông

+ Về đường bộ: mạng lưới đường giao thông phát triển khá đồng bộ và tương đối đa dạng rất thuận lợi cho việc giao lưu luân chuyển hàng hóa, có các tuyến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 32C nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, quốc lộ 18 nối Nội Bài - Lào Cai. TP Việt Trì là đầu mối giao thông trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), cầu Việt Trì là sự kết hợp của cả đường bộ và đường sắt nằm trên tuyến quốc lộ 2 bắc qua sông Lô. Cùng với việc đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông quan trọng trong các khu dân cư như : tuyến xe khách liên tỉnh, xe buýt nội thị, xe tải hàng hóa đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Với những điều kiện thuận lợi, TP Việt Trì được coi là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của vùng liên tỉnh, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng...

+ Về đường thủy: cảng Việt Trì đến nay đã trở thành Cảng sông có năng lực lớn nằm trên tuyến đường thủy Việt Trì - Quảng Ninh - Hải Phòng là một trong những tuyến giao thông quan trọng để bốc xếp hàng hóa phục vụ khu công nghiệp Việt Trì. Cảng Việt Trì có lợi thế nằm ở cửa ngõ của các tỉnh phía Bắc, đầu mối giao thông sắt - thủy - bộ, việc trung chuyển hàng hoá qua Cảng rất thuận tiện nên thị trường hàng hóa tập trung ở Cảng ngày càng nhiều.

+ Về đường sắt: hiện tại tỉnh Phú Thọ nói chung và TP Việt Trì nói riêng mới chỉ có tuyến đường sắt từ Bến Gót - Hạ Hòa dài hơn 100km (tuyến đường sắt qua địa bàn TP Việt Trì từ Bến Gót - Hùng Sơn dài 20km, điểm cuối là ga Tiên Kiên ) và một số đường sắt chuyên dùng khác chủ yếu vận chuyển hàng hóa không đáng kể.

- Hệ thống thủy lợi

TP Việt Trì được cung cấp nước sạch từ nhà máy cấp nước Phù Ninh với công suất 10.000m3/ngày đêm, đang được mở rộng lên 30.000m3/ngày đêm, cung cấp cho toàn khu vực phía Bắc tỉnh Phú Thọ.

- Hệ thống lưới điện

Hiện tại TP Việt Trì có 3 trạm biến áp 110KV có tổng công suất là 250MVA. Trong những năm qua tốc độ ĐTH tăng nhanh, nhu cầu sử dụng tăng cao, các trạm biến áp thường xuyên bị quá tải 10% và một vài thời điểm vận hành quá tải lên đến 35%. Công ty Điện lực Phú Thọ đang đầu tư kinh phí cải thiện công suất các trạm biến áp.

b) Giáo dục, y tế, văn hóa

- Giáo dục

Toàn thành phố có 69/78 trường học đạt tiêu chuẩn Quốc gia bao gồm 11 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông, 3 trường trung cấp, 4 trường cao đẳng, 2 trường đại học. Trong đó, trường Trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương là trường Chuyên duy nhất của Tỉnh Phú Thọ với chất lượng đào tạo học sinh đạt giải cao trong các kì thi cấp tỉnh, cấp Quốc gia và Quốc tế, tỷ lệ đỗ đại học gần như 100%.

- Y tế

Các cơ sở y tế trên địa bàn được đầu tư xây dựng mới và sắm trang thiết bị hiện đại với tổng mức đầu tư từ năm 2010 đến năm 2013 ước đạt 728,8 tỷ đồng, như : bệnh viện tỉnh Phú Thọ, bệnh viện Lao và Phổi, bệnh viện Y Học cổ truyền, bệnh viện Đa Khoa… và các trạm y tế phường. Các cơ sở y tế tư nhân cũng được phát triển song song rộng khắp, năm 2010 có 17 cơ sở y tế tư nhân, đến năm 2013 số cơ sở y tế tư nhân lên tới 36 cơ sở. UBND TP Việt Trì đã tập trung chỉ đạo phối hợp thực hiện các chương trình mục tiêu

y tế, chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, trộm cắp, HIV được chú trọng, kiên quyết xử lý.

- Văn hóa - thể thao

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa cộng đồng; thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; duy trì và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các hoạt động được tổ chức sôi nổi rộng khắp như: hội chợ Hùng Vương, triển lãm ảnh với chủ đề “ con người - quê hương Phú Thọ”, lễ hội Đền Hùng 10/3 âm lịch và các giải đấu thể thao lành mạnh như : bóng đá, bóng chuyền, cờ vua, bắn nỏ, đấu vật dân tộc…

Từ năm 2010 đến nay, thành phố đã đầu tư xây dựng: trung tâm văn hóa thể thao TP Việt Trì, quảng trường Hùng Vương, bảo tàng Hùng Vương nhằm đáp ứng cơ sở vật chất thành phố đô thị loại I.

4.1.2.5. Nhn xét chung v điu kin kinh tế xã hi ca Thành ph Vit Trì trong quá trình đô th hóa

- Thuận lợi:

Nhìn chung TP Việt Trì có mức đời sống kinh tế cao, tăng trưởng GDP hàng năm vào loại khá, cơ sở vật chất tiện nghi đầy đủ, điều đó cho thấy đô thị hóa đã và đang mang lại cho TP một gương mặt mới xứng đáng là trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ. TP Việt Trì có quy mô dân số lớn, lao động đông đảo tham gia tích cực vào tăng gia sản xuất do đó mang lại rất nhiều nguồn lợi kinh tế nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Việc giải quyết đất xây dựng nhà ở cho cư dân TP đã được các cấp quản lý đề ra chỉ tiêu xây dựng những khu đô thị mới cùng các công trình phúc lợi xã hội, quản lý xây dựng chặt chẽ đảm bảo không gian kiến trúc đô thị theo đúng quy hoạch chung của Tỉnh. Cơ sở hạ tầng của TP được xây dựng tương đối hoàn chỉnh: giao thông đi lại thuận tiện, điện nước cung cấp đầy đủ cho các hộ dân; cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa được quan tâm chú trọng phục vụ tốt cho đời sống của người dân.

- Khó khăn:

Cùng với việc quy mô dân số đông đúc là khó khăn trong giải quyết việc làm, số người thất nghiệp hằng năm vẫn tăng lên mà chưa có giải pháp giải quyết triệt để, lượng lao động thất nghiệp này thường là lao động chưa qua đào tạo hoặc trình độ chuyên môn chưa cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở hạ tầng và giảm diện tích trồng các loại cây khiến cho môi trường xung quanh bị suy giảm nghiêm trọng.

- Một số đề xuất giải pháp:

Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hơn nữa các nội dung công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn TP, đưa ra quy hoạch kế hoạch cụ thể trong sử dụng đất đai kết hợp với hiệu quả môi trường. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ địa phương và đào tạo nghề lao động cho người dân để có công việc ổn định.

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN BIẾN ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2013

4.2.1. Biến động diện tích đất đai và hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 - 2013

4.2.1.1. Biến động din tích đất đai

Trong những năm qua do tốc độ ĐTH cao dẫn đến tình hình sử dụng đất trên địa bàn TP Việt Trì có nhiều diễn biến phức tạp và có sự biến động mạnh mẽ giữa các loại đất. Cụ thể được cho trong bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6: Biến động đất đai của Thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 - 2013 STT Loại đất Năm 2010 Năm 2013 Biến động diện tích tăng, giảm (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 100 10.636,94 100 10.875,11 +238,17 1 Đất nông nghiệp NNP 52,50 5.581,46 46,50 5.056,93 -524,53 2 Đất phi nông nghiệp PNN 44,70 4.762,41 50,90 5.535,43 +773,02 3 Đất chưa sử dụng CSD 2,80 293,07 2,60 282,75 - 10,32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.6 ta nhận thấy tổng diện tích tự nhiên của TP Việt Trì tăng 238,17 ha trong khi địa giới hành chính của TP vẫn giữ nguyên 13 phường, 10 xã. Nguyên nhân là do năm 2010 trở về trước đó số liệu thống kê được tổng hợp theo phương pháp thủ công không chính xác, đồng thời công tác đo đạc bản đồ, xác định ranh giới các thửa đất chưa chính xác nên khi đo vẽ khoanh vùng và ghép bản đồ địa chính bị trùng lặp về mốc giới, làm ảnh hưởng đến kết quả số liệu. Từ năm 2011 số liệu tổng diện tích tự nhiên là chính xác nếu không có sự điều chỉnh giới.

Đáng chú ý là tình hình biến động đất đai của TP Việt Trì thay đổi ngày càng phù hợp hơn với định hướng phát triển chung trong quá trình ĐTH. Tuy có nhiều diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng không tuân theo qui định của Luật đất đai và chưa khai thác hết diện tích chưa sử dụng nhưng cơ cấu sử dụng đất đang thay đổi theo hướng tích cực. Cụ thể, năm 2013 đất phi nông nghiệp đã chiếm tỷ lệ lớn với 50,90% tăng 6,20% so với năm 2010; đất nông nghiệp chiếm 46,50% đã giảm 6,0% so với năm 2010; còn diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2,60% giảm 0,2% không đáng kể so với năm 2010, việc khai thác đất chưa sử dụng vẫn còn rất hạn chế.

4.2.1.2. Hướng chuyn dch cơ cu s dng đất

Quỹ đất đai của TP có hạn nên muốn sử dụng đất đai vào những mục đích cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu từ loại đất này sang loại đất kia. Do đó cơ cấu sử dụng đất có những chuyển biến rõ rệt, được thể hiện trong biểu đồ hình 4.3 dưới đây : Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Năm 2010 Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Năm 2013

Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Việt Trì năm 2010 và năm 2013

Nhìn vào biểu đồ hình 4.1 ta thấy cơ cấu sử dụng đất đai của thành phố đã có sự thay đổi lớn, phần diện tích đất nông nghiệp đã được cắt bớt sang đất phi nông nghiệp. Năm 2013 cơ cấu đất phi nông nghiệp đã chiếm tỷ lệ cao hơn so với đất nông nghiệp, đúng với quy hoạch đề ra trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Điều này chứng tỏ rõ trình độ phát triển của đô thị hóa gắn liền với mục tiêu sử dụng đất đai chung.

4.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến mục đích sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Việt trì giai đoạn 2010 - 2013

4.2.2.1. Biến động din tích s dng đất nông nghip giai đon 2010 - 2013

Đất nông nghiệp được quan tâm rất nhiều, chiếm diện tích lớn, tuy mang lại hiệu quả kinh tế không cao trong quá trình đô thị hóa nhưng đất nông nghiệp là một phần không thể thiếu trong cơ cấu đất đai. Dưới sự tác động của đô thị hóa đất nông nghiệp đang thay đổi rất phức tạp. Cụ thể trong bảng 4.7 dưới đây:

Bảng 4.7: Biến động diện tích sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Việt Trì giai đoạn 2010-2013

STT Loại đất Năm 2010 Năm 2013 Biến động diện tích tăng, giảm(ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Đất nông nghiệp NNP 100 5.581,46 100 5.056,93 - 524,53 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 94,09 5.251,59 93,45 4.725,48 - 526,11 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 80,56 4.230,68 75,05 3.532,09 - 697,91 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 96,97 4.102,49 96,98 3.425,50 - 676,99 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3,03 128,19 3,02 107,27 - 20,92 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 19,44 1.020,91 25,24 1.192,71 + 171,80 2 Đất lâm nghiệp LNP 4,85 270,71 5,54 280,49 + 9,78 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,06 59,16 1,01 50,96 - 8,20

Qua bảng 4.7 cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp qua 4 năm (2010 - 2013) có xu hướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là do dân số tăng nhanh, nhu cầu nhà ở ngày càng cao, vì vậy một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp được quy hoạch chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở.

Cụ thể, năm 2013 so với năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 526,11 ha. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm so với năm 2010 giảm 697,91 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 20,92 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 171,80 ha. Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm tăng do một phần chuyển từ đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác kém hiệu quả chuyển sang đất trồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đất trồng cây lâu năm chủ yếu trồng các loại cây ăn quả như: nhãn, vải, cam, bưởi, táo,… Như vậy, trong đất nông nghiệp cũng có sự chu chuyển lẫn nhau giữa các loại đất.

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 so với năm 2010 tăng 9,78 ha. Diện tích đất lâm nghiệp tăng do nhận chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng. Nhìn chung công tác trồng rừng và bảo vệ rừng của TP Việt Trì được quan tâm đúng mức. Năm 2012, được sự hỗ trợ của Nhà nước, TP Việt Trì đã thành lập ban dự án trồng rừng, tiến hành trồng mới được 10 ha rừng dự án. Đồng thời tổ chức tập huấn kĩ thuật, giải ngân vốn vay ưu đãi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 9 hộ tham gia dự án, tạo điều kiện cho nhân dân an tâm đầu tư chăm sóc bảo vệ rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết công ăn việc làm, ổn định an ninh trật tự địa phương.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2013 so với năm 2010 giảm 8,20ha , nuôi trồng thủy sản ở TP Việt Trì không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, nên chỉ xuất hiện ở quy mô nhỏ lẻ do đó đã giảm bớt một phần chuyển sang đất trồng cây lâu năm.

4.2.2.2 . Công tác thu hi đất nông nghip trên địa bàn Thành ph Vit Trì giai đon 2010 - 2013

Dưới sức ép của đô thị hóa, nhóm ngành kinh tế nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đất nông nghiệp bị thu hồi khá nhiều. Dưới đây là bảng 4.8 kết quả của công tác thu hồi đất nông nghiệp tại Thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 - 2013 :

Bảng 4.8: Kết quả công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 - 2013

Năm Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) Tổng số hộ bị thu hồi đất (hộ) Để phát triển công nghiệp, dịch vụ Để xây dựng cơ sở hạ tầng Để phát triển các khu đô thị Tổng số dự án Số dự án Diện tích (ha) Số dự án Diện tích (ha) Số dự án Diện tích (ha) 2010 101,82 1591 11 15,52 25 69,12 15 19,04 51 2011 135.92 1645 15 17,88 42 83,51 19 23,78 76 2012 157,75 1709 27 32,23 35 72,31 27 48,96 89 2013 129,04 1623 34 33,08 29 67,49 24 41,61 87 Tổng 524,53 6568 87 98,71 131 292,43 85 133,39 303

(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Việt Trì, 2013)

Qua bảng 4.8 cho thấy TP đã triển khai được rất nhiều dự án lớn nhỏ nhằm phát triển đô thị, từ năm 2010 đến năm 2013 tổng cộng có 303 dự án. Trong đó, nhiều nhất là đất xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng 131 dự án, diện tích tương ứng là 292,43 ha; sau đó đến đất để phát triển các khu đô thị với 85

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ (Trang 43)