a) Tình hình tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, TP Việt Trì đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, chỉ tiêu các ngành kinh tế đều đạt so với mức đặt ra. Để thấy được tốc độ đô thị hóa 4 năm qua đã tác động mạnh mẽ như thế nào đến nền kinh tế TP Việt Trì, ta theo dõi bảng 4.2 dưới đây
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Thành phố Việt Trì qua các năm 2010 - 2013 Năm Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ- Thương mại Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (tỷ đồng/năm) Cơ cấu (%) GDP (tỷ đồng/năm) Cơ cấu (%) GDP (tỷ đồng/năm) Cơ cấu (%) 2010 410 3,69 7.256 65,31 3.455 31,09 7,29 2011 361 3,03 7.542 63,21 4.029 33,77 8,10 2012 324 2,51 8.060 62,49 4.515 35,00 7,39 2013 291 2,10 8.602 62,10 4.959 35,80 7,90
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Việt Trì, năm 2013)
Qua bảng 4.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 4 năm (2010 - 2013) luôn duy trì ở mức khá và ổn định. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 là 11.121 tỷ đồng, đến năm 2013 ước đạt 13.852 tỷ đồng, tăng 1,25 lần so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 7,67%, tương đương tăng 682,75 tỷ đồng, gần đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra.
- Ngành công nghiệp xây dựng: Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng đạt 65,31% , tương đương 7.256 tỷ đồng. Đến năm 2013, Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 8.602 tỷ đồng, tăng 18,55% so với năm 2010. Trong đó: giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 3.275 tỷ đồng, tăng 10,58% so với năm 2010; ngành công nghiệp: khu vực nhà nước đạt 795 tỷ đồng, giảm 2,5% so với năm 2010; khu vực ngoài nhà nước đạt 4.532 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2010. Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh. Tuy có giảm tỷ trọng ngành 3,21% so với năm 2010 nhưng GDP hàng năm vẫn tăng khá nhanh, các ngành công nghiệp mũi nhọn được tập trung đầu tư và phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…
- Ngành dịch vụ - thương mại: đang từng bước được thành phố khai thác trở thành tiềm năng lớn, năm 2010 tỷ trọng ngành là 31,09% tương đương 3.455 tỷ đồng. Đến năm 2013, tỷ trọng ngành là 35,80%, tương đương 4.959 tỷ đồng, GDP tăng 43,53% so với năm 2010. Trong năm 2013, hoạt
động thương mại dịch vụ đã có bước phát triển, đáp ứng các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ dịch vụ tiêu dùng toàn xã hội trên địa bàn thành phố đạt 1.630,6 tỷ đồng, tăng 15,03% so cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ vận tải đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, lưu chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, doanh thu đạt 483,5 tỷ đồng, tăng 6,99% so với năm 2012. Việc triển khai thực hiện các lĩnh vực du lịch, vận tải - bưu chính… được chú trọng đầu tư. Khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu du lịch công viên Văn Lang đang là điểm du lịch.
- Ngành nông lâm ngư nghiệp: Năm 2010, tỷ trọng ngành là 3,69% tương đương 410 tỷ đồng. Năm 2013, tỷ trọng đã giảm 1,59% chỉ còn 2,10%, tương đương 291 tỷ đồng. Trong đó, giá trị ngành nông - lâm nghiệp đạt 257,9 tỷ đồng, giảm 1,13% so với năm 2010; ngành chăn nuôi, thủy sản đạt 33,1 tỷ đồng, giảm 1,15% so với năm 2010. Trong năm 2013, bệnh tai xanh xảy ra trên một số phường xã, song công tác chỉ đạo và các biện pháp chống dịch đã được triển khai quyết liệt, khống chế ngay bệnh và không để lây lan. Phối hợp với Chi cục thuỷ sản triển khai một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại xã Thụỵ Vân, Trưng Vương, Sông Lô và phường Tiên Cát, qua đó đánh giá rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình. Chú trọng công tác chuyển đổi nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Làm thủ tục công nhận Làng nghề hoa đào nhà nít xã Thanh Đình.
Như vậy, trong 4 năm qua, tỷ trọng của các ngành kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tích cực và đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế. Đó là tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại tăng nhanh giữ vai trò chủ đạo.
b) Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của TP Việt Trì chịu sự tác động của nhiều yếu tố,trong đó có ĐTH. Có thể nói, cơ cấu kinh tế vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá trình ĐTH. Vì vậy, phân tích cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế để cho thấy rõ tầm ảnh hưởng của ĐTH trên các mặt, đồng thời xác định đúng hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai. Hình 4.2 biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Việt Trì qua các năm 2010 - 2013 :
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2010 2011 2012 2013 Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ-Thương mại
Hình 4.2. Biểu đồ hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì qua các năm 2010 - 2013
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Việt Trì, 2010 - 2013)
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp xây dựng và dịch vụ - thương mại, đúng với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của TP đến năm 2013.
+ Về sản xuất công nghiệp - xây dựng: Tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn như miễn giảm, giãn hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng... và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. Khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chung, cơ cấu lại sản xuất, coi trọng đầu tư công nghệ.
- Về thương mại - dịch vụ: Tăng cường chỉ đạo triển khai mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức Hội chợ Hùng Vương và Hội chợ Xúc tiến thương mại Việt Trì năm 2013 nhằm hỗ trợ khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tích cực triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”
gắn với tăng cường các biện pháp quản lý thị trường: kiểm soát giá cả, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiểm tra 200 vụ, xử lý vi phạm hành chính 60 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước trên 570 triệu đồng.
Trong năm 2013, lượng khách tham quan du lịch tâm linh “về với cội nguồn” tăng với hơn 6 triệu lượt người, trong đó có trên 199 ngàn lượt lưu trú, doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng đạt 822,5 tỷ đồng, tăng 15,91% so với năm 2012. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, hạ tầng viễn thông được tăng cường và mở rộng nâng tổng số trạm thu phát sóng di động BTS ( Base Transceiver Station ) trên địa bàn lên 237 trạm. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng và duy trì sản xuất kinh doanh. Hoạt động của hợp tác xã đa dạng và cơ bản ổn định, tuy nhiên còn một số hợp tác xã khó khăn về trụ sở làm việc, vốn, tiêu thụ sản phẩm...
- Sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp: Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên vật nuôi và diện tích gieo trồng bị thu hẹp đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. UBND thành phố phối hợp với Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ thành phố thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn, phối hợp triển khai và đánh giá hiệu quả của các mô hình và chất lượng thủy sản tại một số vùng, mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo việc gieo trồng đúng khung lịch và thời gian. Triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao 50 ha tại xã Trưng Vương; đề tài khoa học cấp tỉnh "Xây
dựng mô hình sản xuất rau mầm an toàn trên giá thể hữu cơ tại xã Sông Lô”.