Thực tiễn đô thị hóa ở Thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ (Trang 26)

Từ một thị xã nhỏ bé, sau một thời gian hình thành và phát triển, qua nhiều giai đoạn kiến tạo, quy hoạch và xây dựng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã có một tầm vóc khác, trở thành một địa điểm nổi tiếng về du lịch tâm linh

về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam và trong tương lai đây sẽ là thành phố du lịch của Việt Nam và thế giới, mang đậm bản sắc dân tộc đẹp, hiện đại.

Với tốc độ phát triển nhanh và bền vững, chỉ sau hơn 7 năm là đô thị loại II, ngày 04 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTg công nhận TP Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, sớm hơn dự kiến 3 năm. Cùng với việc quan tâm nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho người dân trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, tạo diện mạo mới cho thành phố.

Những năm gần đây, thành phố đã tập trung đầu tư rất nhiều cho các dự án chỉnh trang đô thị như làm lề đường, vỉa hè, trồng cây xanh công cộng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường khiến bộ mặt đô thị trở nên khang trang hơn, đời sống người dân được ổn định hơn rất nhiều. Nhiều con đường được mở rộng, nhiều công trình lớn được tỉnh đầu tư đã và đang hoàn thành cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thành phố. Đại lộ Hùng Vương huyết mạch giao thông của cả khu vực phía Bắc được mở rộng đẹp hơn, đường Nguyễn Tất Thành mới được đầu tư xây dựng làm cho bộ mặt thành phố thêm đàng hoàng.

Đặc biệt Khu di tích văn hóa lịch sử Đền Hùng, đang được quy hoạch xây dựng rộng cả nghìn ha tạo cảnh quan bảo vệ khu di tích và xây dựng các công trình phục vụ lễ hội Đền Hùng. Các khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, công trình văn hóa như Công viên Văn Lang và Bảo Đà, Hội chợ Hùng Vương, các trung tâm thương mại, hệ thống chợ đầu mối, phố ẩm thực, nhà hát lớn cũng đang nhanh chóng được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng sớm nhất phục vụ người dân...

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thành phố xác định lấy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề làm đòn bảy; trong đó phát triển nhanh, mạnh các ngành có lợi thế về tài nguyên như giấy, hóa chất, cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; đồng thời đẩy nhanh tốc độ xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh đó, thành phố tập trung phát triển ngành dịch vụ và du lịch, trong đó du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm dịch vụ lớn...

Hiện nay, TP Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam. Tháng ba âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hi Cương - để thăm viếng tổ tông.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Việt Trì.

- Tình hình sử dụng và biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa tại Thành phố Việt Trì giai đoạn 2010 - 2013.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Phạm vi thời gian: Quá trình đô thị hóa từ năm 2010 đến năm 2013 và định hướng phát triển đô thị đến năm 2020.

3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thời gian nghiên cứu 3.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 20/1/2014 đến ngày 30/4/2014.

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Phường Minh Phương, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì trong quá trình đô thị hóa Trì trong quá trình đô thị hóa

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động và sử dụng đất đai của thành

phố Việt Trì

- Biến động diện tích đất đai và hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Việt Trì

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến mục đích sử dụng đất nông nghiệp -Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất phi nông nghiệp

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đất chưa sử dụng

3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường và đời sống kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn Thành phố Việt Trì hội của người dân trên địa bàn Thành phố Việt Trì

3.3.4. Những mặt đạt được, tồn đọng trong quá trình đô thị hóa và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thông tin

3.4.1.1. Thu thp tài liu th cp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, các tài liệu trên internet, các văn kiện, nghị quyết trung ương và địa phương… - Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ phòng TNMT TP Việt Trì, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ và các viện nghiên cứu, trường đại học, các trang Web,...

3.4.1.2. Thu thp tài liu sơ cp

- Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án thu hồi đất, quy hoạch, tình trạng sử dụng đất sau chuyển mục đích sử dụng...

- Phỏng vấn trực tiếp người dân bị thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng bằng phiếu điều tra.

- Nội dung phỏng vấn: tình hình kinh tế sau thu hồi đất và ý kiến của hộ về mức độ tác động của đô thị hóa.

- Số lượng hộ điều tra: 50 hộ bị thu hồi đất.

- Địa bàn điều tra tại: phường Minh Phương, phường Nông Trang, phường Gia Cẩm, phường Tiên Cát, phường Minh Nông, phường Dữu Lâu, phường Thọ Sơn, phường Thanh Miếu, phường Bạch Hạc, phường Bến Gót, phường Tân Dân, phường Vân Phú, phường Vân Cơ, xã Thụy Vân, xã hy Cương, xã Sông Lô, xã Trưng Vương, xã Phượng Lâu, xã Tân Đức, xã Chu Hóa, xã Thanh Đình, xã Kim Đức, xã Hùng Lô.

3.4.2. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực: chuyển mục đích sử dụng đất, quy hoạch, xây dựng, tài chính, quản lý sử dụng đất…

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu

phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐVIỆT TRÌ VIỆT TRÌ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. V trí địa lý

- Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở phía Đông của tỉnh, bên tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên 25km về phía Tây. Nằm ở Ngã Ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô và sông Đà xanh biếc, đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội. Vì thế, Việt Trì còn được biết đến với cái tên: Thành phố ngã ba sông.

- Địa giới hành chính của Việt Trì như sau: phía bắc giáp huyện Phù Ninh, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Thao, phía Nam giáp huyện Ba Vì, Hà Nội phía đông giáp các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc).

- Các điểm cực của thành phố này là: + Cực Bắc: Xóm Dầm - xã Kim Đức + Cực Tây: Xóm Vàng - xã Chu Hoá.

+ Cực Nam: Khu Mộ Chu Hạ - Phường Bạch Hạc. + Cực Đông: Xóm Vinh Quang - xã Sông Lô.

Hình 4.1. Bn đồđịa gii hành chính Thành ph Vit Trì

4.1.1.2. Đặc đim địa hình, địa cht, thy văn

TP Việt Trì có địa hình đặc trưng cho cả đồng bằng và miền núi phía Bắc, nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng, địa hình chia cắt (có đồng bằng, có đồi). Đây là nơi có địa hình phức tạp, có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, đồi trung du có độ dốc trung bình là từ 10 - 150.

Phần lớn diện tích là đất feralit, ngoài ra còn có đất phù sa cổ nằm dọc bên bờ tả ngạn sông Hồng.

TP Việt Trì chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Thao (nằm ở tả ngạn) và sông Lô (nằm ở hữu ngạn).

4.1.1.3. Đặc đim khí hu

Khí hậu của Thành phố có những nét đặc trưng chủ yếu của khí hậu miền Bắc Việt Nam có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đó là khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh khô, ít mưa. Dưới đây là bảng 4.1 thời tiết khí hậu ở TP Việt Trì trong năm 2013:

Bảng 4.1: Thời tiết khí hậu năm 2013 ở Thành phố Việt Trì Tháng Nhiệt độ TB (0C) Độ ẩm không khí (%) Số giờ nắng/tháng (giờ ) Lượng mưa TB/tháng (mm) 1 16,6 89,6 57,0 10,1 2 22,1 88,5 68,5 32,5 3 21,8 91,5 25,5 55,0 4 23,6 88,0 77,1 107,5 5 32,2 83,0 199,5 185,0 6 33,1 81,5 202,8 167,5 7 29,3 83,5 111,0 100,0 8 29,2 86,0 173,5 215,0 9 27,4 86,0 148,5 235,0 10 25,5 85,0 116,1 52,0 11 20,7 80,0 181,1 15,0 12 20,3 87,0 58,5 17,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khí hậu ở TP Việt Trì thích hợp gieo trồng cây lúa nước vào mục đích sản xuất nông nghiệp, một năm có 2 vụ là vào vụ Xuân và vụ Mùa. Nhìn chung, khí hậu không ảnh hưởng nhiều đến tình hình sử dụng đất đai và phát triển đô thị của thành phố.

4.1.1.4. Cnh quan môi trường

TP Việt Trì có những cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn bao xung quanh khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc xã Hy Cương; có các hồ chứa nước vừa phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vừa tạo nên môi trường sinh thái trong lành. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được cải tạo nâng cấp nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên và tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, sinh hoạt trong đời sống nhân dân.

Trên địa bàn thành phố bao gồm các nhà máy, xí nghiệp có lượng chất thải lớn xả ra môi trường như: nhà máy Dệt Vĩnh Phú, công ty sứ Việt Trì, công ty hóa chất Việt Trì, công ty Miwon Việt Trì, công ty cổ phần giấy Việt Trì,… và 3 khu công nghiệp: KCN Thụy Vân, KCN Nam Việt Trì, KCN Bạch Hạc, có hệ thống xử lý nước thải, chất thải được chú trọng đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Hiện tại chưa có giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý cho vấn đề ô nhiễm không khí, đất đai và nguồn nước ngầm.

4.1.1.5. Nhng li thế và hn chế v điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cnh quan môi trường ca Thành ph Vit Trì nhiên, cnh quan môi trường ca Thành ph Vit Trì

Từ những nghiên cứu tổng hợp, phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, bối cảnh trong nước và thế giới dẫn đến những nhận định sau:

* Nhng li thế:

TP Việt Trì có các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu tương đối tốt để phát triển đô thị, không bị ảnh hưởng bởi các thiên tai lũ lụt, hạn hán, lở đất, lại có vị trí đầu mối giao thông thuận lợi giao thương buôn bán, phát triển KTXH.

Tiếp giáp TP là 3 con sông lớn: sông Lô, sông Đà, sông Thao, cung cấp lượng nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt.

Một lợi thế nữa của TP Việt Trì là khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh được coi là cội nguồn của dân tộc, mang nhiều giá trị đặc biệt như giá trị văn hóa, thẩm mỹ, du lịch, chỉ riêng khai thác thế mạnh tự nhiên này đã khiến cho Thành phố Việt Trì phát triển thành trung tâm du lịch của cả nước.

* Nhng hn chế:

Là nơi có vị trí thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước nhưng mức đầu tư vào thành phố còn ở quy mô vừa và nhỏ, chưa tập trung phát triển sâu rộng.

Là nơi thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu quy mô, chưa hợp lý dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa lợi ích các ngành với lợi ích chung, nhất là sự mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Địa hình phức tạp, quỹ đất xây dựng bị hạn chế, trong khi tồn tại những bất hợp lý của việc phát triển thiếu quy hoạch trước đây để lại, gây khó khăn rất lớn cho việc tiếp tục cải tạo phát triển thêm mặt bằng xây dựng khu công nghiệp và đô thị.

Tài nguyên khoáng sản trong đất khan hiếm, TP Việt Trì không có thế mạnh về khai thác tài nguyên khoáng sản để tăng thêm nguồn GDP hàng năm. Thành phố có khu di tích lịch sử Đền Hùng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, song các loại hình dịch vụ, hướng dẫn du khách hành hương còn non kém, nạn ăn xin, cờ bạc đỏ đen, móc túi, lừa đảo còn thường xuyên xảy ra làm mất mỹ quan và giá trị lịch sử khu di tích.

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì

4.1.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyn dch cơ cu kinh tế

a) Tình hình tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, TP Việt Trì đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, chỉ tiêu các ngành kinh tế đều đạt so với mức đặt ra. Để thấy được tốc độ đô thị hóa 4 năm qua đã tác động mạnh mẽ như thế nào đến nền kinh tế TP Việt Trì, ta theo dõi bảng 4.2 dưới đây

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Thành phố Việt Trì qua các năm 2010 - 2013 Năm Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ- Thương mại Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (tỷ đồng/năm) cấu (%) GDP (tỷ đồng/năm) Cơ cấu (%) GDP (tỷ đồng/năm) Cơ cấu (%) 2010 410 3,69 7.256 65,31 3.455 31,09 7,29 2011 361 3,03 7.542 63,21 4.029 33,77 8,10 2012 324 2,51 8.060 62,49 4.515 35,00 7,39 2013 291 2,10 8.602 62,10 4.959 35,80 7,90

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ (Trang 26)