Khối phát triển ở vùng đỉnh sau tăng mạnh thuốc đối quang b Khối dạng kén từ thái dương sau phải có ngấm thuốc dạng nốt.

Một phần của tài liệu Cộng hưởng từ não (Trang 45)

V. Dấu hiệu chung trên ảnh cộng hưởng từ của cá cu não

a- Khối phát triển ở vùng đỉnh sau tăng mạnh thuốc đối quang b Khối dạng kén từ thái dương sau phải có ngấm thuốc dạng nốt.

LS có biểu hiện TK khu trú, động kinh cục bộ hay toàn thể.

Trên ảnh CHT: U hỗn hợp, có vùng hoại tử không đều, có phù não rộng tăng thuốc đối quang dạng vòng không đều thể hiện tình trạng phá vỡ HRMN, tăng sinh mạch, tổn thương tế bào biểu mô.

Chẩn đoán phân biệt

- Astrocytome kém biệt hoá

- Oligodendrogliome

- Ependymome

- áp- xe

- Di căn. b) Medulloblastome:

Là u khu trú ở hố sọ sau, có thể di căn lên trên lều qua DNT. c) Thoái hoá tế bào thần kinh đệm của não (Gliomatose não):

Là tổn thương hiếm gặp có dạng viêm lan toả bởi các tế bào TK đệm, có khi lan tới mô trắng và mô xám.

6.1.2. U bao dây thần kinh.

Hay gặp là các u phát triển ở hố sọ sau, nền sọ và hố mắt. Có hai nhóm. - Nhóm I: Neurinome hay Schwannome lành tính

Neurinome ác tính.

Loại lành tính (bậc I - OMS) có bao ngăn cách với khoang nhện, tăng mạch, u phát triển từ tế bào Schwann bao gồm các loại sợi (A) và loại lưới (B) đã được Antoni mô tả từ lâu.

- Nhóm II: Neurofibrome (lành và ác)

Là tổn thương đa u, hay gặp trong bệnh Recklinghausen. Khác với loại trên chúng phát triển bên trong dây thần kinh nên có sự phân biệt với các thành phần bình thường.

Bệnh lý Neurofibrome (Recklinghausen) được chia ra: Loại I (NF1) : Do bất thường nhiễm sắt thể 17

Loại II (NF2): Do bất thường nhiễm sắt thể 22 Tiêu chuẩn chẩn đoán:

NF1: Có từ 2 tiêu chuẩn trở lên:

+ 6 hay nhiều hơn các hạt cafe sữa có đường kính lớn hơn 5mm ở bệnh nhân trước tuổi dậy thì > hơn 15mm ở bệnh nhân sau tuổi dậy thì.

+ 2 hay nhiều hơn các Neurofibrome hay một u TK đám rối và + Các hạt pigment ở hõm nách hay bẹn.

+ Gliome của dây thị giác.

+ 2 hay nhiều hơn nốt Lischi (Hamartome của mống mắt). + Tổn thương xương: Loạn sản xương bướm, dầy vỏ xương dài. + Bệnh của cha mẹ gần giống NF1.

NF2 (có 1 trong các tiêu chuẩn sau) + Neurinome dây thính giác 2 bên.

+ Cha mẹ có 1 u TK thính giác hay có 2 tổn thương sau: Neurofibrome, Meningiome, Gliome, Schwannome.

Phân biệt NF1, NF2

NF1 NF2

Tổn thương gene nhiễm sắt thể 17 Nhiễm sắt thể 22

Tần suất 1/2500 - 4000 1/50000

Tổn thương da Nhiều ít

Tổn thương nội sọ Gliome của dây TK thị giác,

hamartome, Astrocytome U dây TK VIII hai bên, Meningiome, Neurinome

6.1.3. U của màng não và mô phủ.

6.1.3.1 Meningiome là loại u nội sọ hay gặp nhất sau Glioblastome.

U phát triển chậm, phụ thuộc tế bào màng nhện, thường gần các xoang hay màng cứng. Có 1-2% là đa u. Thường có dạng hình tròn, giới hạn rõ, liên quan đến màng cứng.

Về đại thể đó là các tổn thương ngoài não đề ép não dần dần. U ở vùng hố thái dương thường thể hiện hình ảnh dầy màng não (u mảng) (Meningiome en plaque).

ở một số vùng có thể thấy sự xâm lấn xoang màng cứng, xâm lấn vào xương và xuyên qua nên có hình tăng đậm xương.

Meningiome chiếm 18,5% các u nội sọ (theo thống kê của Kasner). Hay gặp ở tuổi 35-70, ưu thế ở nữ (70%).

Định khu:

- Meningiome vòm sọ: 30%

- Meningiome của liềm não và cạnh dọc giữa: 31% - Meningiome nền sọ : 26%

- Meningiome hố sau: 7%

- Meningiome trong não thất : 2% - Meningiome đa ổ : 4%

Một phần của tài liệu Cộng hưởng từ não (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)