3.3.1. Tác dụng bảo vệ gan
Tiến hành
Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con: - Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất
- Lô 2 ( mô hình viêm gan) : uống nước cất + uống paracetamol liều 220 mg/kg. - Lô 3 (chứng dương): uống silymarin (100 mg/kg/ngày) + uống paracetamol liều 220 mg/kg.
- Lô 4 và 5 (uống mẫu cao dược liệu): uống cao chiết liều tương đương với 6g dược liệu/kg và 12 g dược liệu/kg + uống paracetamol 220 mg/kg.
Chuột được uống nước hoặc thuốc thử liên tục trong 8 ngày. Ngày thứ 8, sau uống thuốc 1 giờ, chuột được nhịn đói 16 - 18 giờ trước đó. Gây tổn thương gan chuột ở các lô từ lô 2 đến lô 5 bằng uống paracetamol liều 220 mg/kg với thể tích 0.2ml/10g. 24 giờ sau gây độc bằng paracetamol, lấy máu động mạch cảnh chuột để định lượng enzym AST, ALT.
Kết quả
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của cao chiết lên hoạt độ ALT trong huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol
Lô thí nghiệm n ALT (UI/L) % giảm so với
lô 2 p so lô 2
Lô 1 (chứng sinh học) 11 11.34 ± 1.68 Lô 2 (gây mô hình) 13 720.10 ± 99.92 Lô 3 (silymarin 100
mg/kg) 11 369.30 ± 104.53 48.72 < 0.05 Lô 4 (6g dl/kg ) 15 480.90 ± 77.95 33.22 > 0.05 Lô 5 (12g dl/kg) 15 422.33 ± 77.95 41.35 < 0.05
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mẫu cao dược liệu lên hoạt độ AST trong huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol
Lô thí nghiệm n AST (UI/L) % giảm so
với lô 2 p so lô 2
Lô 1 (chứng sinh học) 11 29.31 ± 4.92 Lô 2 (gây mô hình) 13 618.40 ± 121.90 Lô 3 (silymarin 100 mg/kg) 11 387.96 ± 189.69 37.26 > 0.05 Lô 4 (tương đương 6g dl/kg ) 15 798.25 ± 143.84 -
Lô 5 (tương đương 12g dl/kg) 15 580.05 ± 146.10 6.20 > 0.05
Nhận xét
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy:
- Hoạt độ ALT ở lô 2 tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học (p < 0.001).
- Hoạt độ ALT ở hai lô uống cao dược liệu liều tương đương với 6g dược liệu/kg và 12 g dược liệu/kg giảm thấp hơn so với lô 2, tuy nhiên sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở lô uống liều tương đương 12g dl/kg (p<0.05).
- Hoạt độ ALT ở lô uống silymarin 100 mg/kg giảm rõ rệt so với lô 2 (p < 0.05).
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:
- Hoạt độ AST ở lô 2 tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học (p < 0.001).
- Cả silymarin liều 100 mg/kg thể trọng chuột và mẫu cao dược liệu liều tương đương với 6g dược liệu/kg và 12 g dược liệu/kg đều không có tác dụng làm giảm sự tăng hoạt độ AST gây bởi paracetamol.
3.3.2. Tác dụng trên glucose huyết
Tiến hành
Chuột nhắt trắng sau khi mua về được để ổn định 3 ngày. Lấy máu đuôi chuột để định lượng hàm lượng glucose huyết thanh bình thường (G0). Tiêm tĩnh mạch đuôi dung dịch alloxan (pha trong nước muối sinh lý) với liều 65 mg/kg cho tất cả các chuột. Sau 72 giờ tiêm, lấy máu đuôi chuột định lượng glucose huyết thanh (G1).
Chia chuột thí nghiệm thành 4 lô: - Lô 1: lô chứng bệnh lý.
- Lô 2: uống cao liều tương đương 6 g dược liệu/kg. - Lô 3: uống cao liều tương đương 12 g dược liệu/kg.
- Lô 4: uống mẫu đối chứng dương Glyclazid liều 100 mg/kg.
Cho chuột tất cả các lô uống mẫu thử (lô chứng bệnh lý uống nước) 14 ngày liên tục. Sau ngày uống thứ 7 và 14, lấy máu đuôi chuột định lượng lượng glucose huyết thanh (G7 và G14).
Kết quả
Bảng 3.5. Hàm lượng glucose huyết thanh và tỷ lệ (%) ức chế so với lô chứng bệnh lý. Lô TN Glucose (mmol/l) Chứng bệnh lý (n = 12) Liều 6 g dược liệu (n = 12) Liều 12 g dược liệu (n = 11) Glyclazid (n = 11) G0 4.23 0.25 4.29 0.39 4.13 0.24 4.02 0.28 G1 15.61 1.00 * 14.79 1.19* 15.16 1.09* 15.83 1.00* G7 18.52 2.37 17.07 1.96 17.52 1.48 9.52 0.30** Tỷ lệ (%) ức chế 7.8 5.4 35.6 G14 20.58 2.43 12.51 1.05** 11.77 1.72** 6.88 0.22** Tỷ lệ (%) ức chế 39.2 42.8 59.7
Chú thích: *: P < 0.001 so với G0 của cùng lô thí nghiệm.
**: P < 0.01 so với lô chứng bệnh lý tại cùng thời điểm.
Nhận xét
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy:
Sau 7 ngày uống liên tục, hàm lượng glucose huyết thanh ở lô uống glycazid liều giảm rõ rệt so với lô chứng bệnh lý (p < 0.01). Tuy nhiên, mẫu cao dược liệu (liều 6 g dược liệu/kg và 12 g dược liệu/kg) chưa thể hiện tác dụng hạ glucose sau 7 ngày uống thuốc.
Sau 14 ngày uống cao dược liệu (liều tương đương 6 g dược liệu/kg và 12 g dược liệu/kg) và glyclazid liều 100 mg/kg thể trọng, hàm lượng glucose huyết thanh đều giảm rõ rệt, với tỷ lệ (%) ức chế lần lượt là 39.2%, 42.8% và 59.7% (p < 0.01).
BÀN LUẬN
Phèn đen là cây thuốc được sử dụng nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là một thảo dược cùng chi với Diệp hạ châu đắng và có nhiều tác dụng tương tự nhau [10], [14], [15], [24], [27],[35]. Với sức sống mãnh liệt, Phèn đen mọc hoang dã trên nhiều địa hình khác nhau, điều kiện sinh thái khác nhau [5]. Như vậy, có thể nói Phèn đen là một nguồn nguyên liệu dồi dào có giá trị sử dụng trong y học.
Y học dân gian thường sử dụng lá Phèn đen để trị bệnh bằng cách nấu với nước. Đó là bằng chứng rằng, các chất có hoạt tính sinh học tan trong nước. Vì thế, đề tài tiến hành nghiên cứu dạng cao chiết nước nhằm mục đích xác định hoạt tính sinh học của Phèn đen.
Lá Phèn đen có một số thành phần tương tự như một số cây cùng chi
Phyllanthus: flavanoid, tanin, sterol [12], [24], [43].
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy thành phần hóa học của cao nước lá Phèn đen tương tự thành phần phân đoạn ethyl acetat.
Kết quả thực nghiệm chỉ ra cao nước lá Phèn đen có tác dụng bảo vệ gan với hiệu lực mạnh khi gây độc bằng paracetamol. Liều cao (12 g dược liệu/kg) có tác dụng mạnh hơn liều thấp (6 g dược liệu/kg). Như vậy hiệu lực tác dụng phụ thuộc vào liều thử.
Phyllanthus emblica, Phyllanthus niruri, Phyllanthus acidus, Phyllanthus polyphyllus đều có tác dụng bảo vệ gan.
Bảng 3.6. Hiệu lực tác dụng trên nồng độ ALT huyết thanh của Phèn đen
Phyllanthus reticulatus và Phyllanthus emblica, Phyllanthus niruri, Phyllanthus acidus, Phyllanthus polyphyllus
Stt Loài Liều Mô hình Tác dụng trên
ALT TLTK 1 P. reticulatus 12 g dược liệu/kg - Gây độc bằng paracetamol 220 mg/kg - Thời gian thí nghiệm: 8 ngày Giảm 41.35% 2 P. emblica, P. niruri 100 mg/kg dịch nước - Gây độc bằng paracetamol 3 g/kg - Thời gian thí nghiệm: 5 ngày Giảm 35 % [47] 3 P.acidus 6 g DL/kg và 12 g DL/kg - Gây độc bằng paracetamol 2g/kg
- Thời gian thí nghiệm: 7 ngày Giảm 34.54% và 57.02 % [19]. 4 P.polyphyllus 7 g DL/kg - Gây độc bằng paracetamol 750 mg/kg. - Thời gian thí nghiệm: 10 ngày
Giảm 39.2 % [40]
Bảng 3.6 cho thấy tác dụng giảm hoạt độ ALT huyết thanh trên chuột gây độc bằng paracetamol của cao chiết từ lá cây Phèn đen là tương đối mạnh so với các loài cùng chi Phyllanthus.
Phèn đen có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt. Tác dụng phụ thuộc thời gian dùng và liều dùng.
Thời gian 7 ngày: mẫu cao dược liệu chưa thể hiện tác dụng.
Thời gian 14 ngày: tác dụng hạ glucose máu rõ ràng, hiệu lực mạnh. Mức giảm glucose máu ở liều 6 g dược liệu/kg và 12 g dược liệu/kg lần lượt là 39.2 % và 42.8 %.
Sinh địa, Nhân sâm, Khổ qua là những vị thuốc kinh điển có tác dụng hiệu quả rõ rệt trong hạ đường huyết [32], [33]. Bảng 3.7 cho thấy Phèn đen có hiệu lực tác dụng mạnh trong hạ glucose máu.
Bảng 3.7. Tác dụng hạ đường huyết của cao lá cây Phèn đen và các vị thuốc khác stt Dược liệu, vị thuốc Liều Mô hình Hiệu quả trên glucose máu TLTK 1 Phèn đen 6 g dược liệu/kg và 12 g dược liệu/kg
- Gây tăng đường huyết bằng alloxan.
- Thời gian thí nghiệm: 14 ngày Giảm 39.2% Và giảm 42.8% 2 Sinh địa 13 g DL/kg
- Gây tăng đường huyết bằng alloxan.
- Thời gian thí nghiệm: 15 ngày
Giảm 61% [49]
3 Sinh địa 5 g DL/kg
- Gây tăng đường huyết bằng alloxan.
- Thời gian thí nghiệm: 15 ngày 33 % [50] 4 Nhân sâm 150 mg/kg dịch EtOH - Nghiệm pháp dung nạp glucose
- Thời gian thí nghiệm: 12 ngày
Giảm 46 % [11]
5 Khổ qua 4.4 g/kg
- Gây tăng đường huyết bằng alloxan.
- Thời gian thí nghiệm: 15 ngày
KẾT LUẬN
Đề tài đã thu được một số kết quả như sau:
1. Thành phần hóa học
Định tính cao nước lá Phèn đen có chứa các nhóm chất: flavonoid, tanin, đường khử, sterol.
Định tính bằng SKLM, hệ dung môi Toluen : Ethyl acetat : Acid formic (6:2:1) thấy:
Trên sắc ký đồ quan sát ở UV 254 nm và quan sát ở ánh sáng thường sau khi hiện màu bằng hơi amoniac, số lượng vết quan sát được và vị trí vết là tương đương nhau đối với dịch chiết toàn phần và dịch chiết phân đoạn ethyl acetat.
Sắc ký đồ quan sát tại bước sóng 254 nm, số lượng vết là 05.
Sắc ký đồ quan sát tại ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử là 02.
Trên sắc ký đồ quan sát ở UV 366 nm, dịch chiết toàn phần có 08 vết, dịch chiết phân đoạn ethyl acetat có 07 vết.
Phân lập chất HL65 bằng SKLM điều chế thu được chất HL65 ở dạng tinh thể hình que, màu vàng nhạt.
2. Tác dụng sinh học
- Cao lá Phèn đen có tác dụng hạ glucose huyết. Hiệu lực tác dụng mạnh. Liều thử 6 g dược liệu/kg, mức giảm glucose máu là 39.2 %. Liều thử 12 g dược liệu/kg, mức giảm glucose máu là 42.8 %.
ĐỀ XUẤT
- Xác định cấu trúc và định lượng chất HL65 phân lập được trong dược liệu. - Thử tác dụng sinh học trên các liều khác nhau để xác định liều dùng có hiệu lực mạnh nhất vì hiệu lực phụ thuộc liều dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2010), Thực tập dược liệu
(phần kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi và hóa học), Trung tâm thông tin –
Thư viện trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2012),
Phương pháp nghiên cứu dược liệu.
3. Bộ Y tế (2004), Dược liệu học tập I, II, NXB Y học. 4. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học.
5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 897.
6. Đỗ Thị Hà, Phạm Thị Thúy, Bùi Thị Bình, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Minh Khởi (2012), “Thành phần flavanoid của lá cây Phèn đen, Tạp chí Dược liệu, 17, tr. 189.
7. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 521.
8. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB Khoa học Kỹ thuật, tr. 175.
9. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB Khoa học Kỹ thuật, tr. 200.
Tiếng Anh:
10. Akhatar M.M, Sharmin S.A., Rahman M.A., Khalekuzzaman M., Anisuzzaman M., Alam M.F. (2013), “Antibacterial potential of leaf extracts from Phyllanthus reticulatus Poir.”, International Journal of Pharmaceutical,5 (04), p. 088 – 095. 11. Attele A.S., Zhou Y.P., Xie J.T., Wu J.A., Zhang L., Dey L., Pugh W., Rue
P.A., Polonsky K.S., Yuan C.S. (2002), “Antidiabetic effects of Panax ginseng berry extract and the identification of an effective component.”, Diabetes, 51(6), p. 1851-1858.
12. Awomukwu D. A., Nyananyo B. L., Onukwube N. DUka C. J., Okeke C. U., Ikpeama A. I (2014), “Comparative Phytochemical Constituents and Pharmacognistic Importance of the Vegetative Organs of Some Phyllanthus
Species in South Eastern Nigeria”, International Journal of Modern Botan, 4(2), p. 29 – 39.
13. Chandler R.F. and Hooper S.N. (1979), “Friedekin and associated triterpenoids”,
Phytochemistry, (18,5), p. 711-724.
14. Das B.K., Bepary S.., Datta B.K., Chowdhury Azad A.A.K., Ali S.M. and Rouf S.S. (2008), “Hepatoprotective activity of Phyllanthus reticulatus”, Pakistan Journal of Pharmaceutical Sciences, 21 (4), p. 333-337.
15. Das B.K., Mohammad S., Pavel A.M., Bhattacharjee R., Das B., Yasmin T., Akhter N. and Hannan J.M.A. (2011), “Anti-hepatitis B viral activity of
Phyllanthus reticulatus”, Bangladesh Pharmaceutical Journal, 14 (1), p. 11-14. 16. Gajera F.P., Movalia D.A. and Gajera K.P. (2009), “Quantitation of Rutin in
methanolic leaf extract of Phyllanthus reticulatus Poir. by high performance thin layer chromatography”, Journal of Pharmaceutical Research and Development, 5(1).
17. Hong S.L., Wang C.Y., Chen C.K., Lee S.S. (2007), “Chemical Investigation of
Phyllanthus reticulatus by HPLC-SPE-NMR and Conventional Methods”,
18. Hui W.H., Li M.M. and Wong K.M. (1976), “A new compound, 21-alpha- hydroxyfriedel-4(23)-en3-one and other triterpenoids from Phyllanthus reticulatus”, Phytochemistry, 15, p. 797-798.
19. Jain N.K, Singhai A.K. (2011), “Protective effects of Phyllanthus acidus (L.) Skeels leaf extracts on acetaminophen and thioacetamide induced hepatic injuries in Wistar rats”, Asian Pac J Trop Med, 4(6),p. 470-474.
20. Jain R., Alam S., Arora R. and Jain S.C (1998), “Phytochemistry and bioactivity of Kirganelia reticulata”, Journal of Medicinal and Aromatic Plant Sciences, 20,3, p. 740-741.
21. Jain R., Nagpal S. (2002), “Chemical constituents of the roots of Kirganelia reticulata”, Journal of the Indian Chemical Society, 79, p. 776-777.
22. Jamal A.K., Nasser W.A., Yaacob L.B.D (2012), “Triterpenoids from
Phyllanthus reticulatu”, Int Confer Appl Chem Pharma Sci, p. 19-20.
23. Jamal A.K., Yaacob W.A. and Laily B. D. (2008), “A Chemical Study on
Phyllanthus reticulatus”, Journal of Physical Science, Vol. 19(2), p. 45–50. 24. Jay R.P., Priyanka T., Vikas S., Nagendra S.C., Vinod K.D. (2011), “Phyllanthus
amarus: Ethnomedicinal uses, phytochemistry and pharmacology: A review”,
Journal of Ethnopharmacology, 38, p. 286 – 313.
25. Joshi K.C., Singh P. and Mehra A. (1981), “Crystalline compounds of the roots of
Phyllanthus reticulatus”, Journal of the Indian Chemical Society, 58, p. 102-103. 26. Kar A., Choudhary B.K., Bandyopadhyay N.G. (2003), “Comparativeevaluation
of hypoglycaemic activity of some Indian medicinal plants in alloxan diabetic rat”, Journal of Ethnopharmacologu, 84 (01), p. 105 – 108.
27. Khatun H., Nesa L., Alam B. , Nahar L. , Munira S. and Hosen A.I (2013), “Anti- anflammatory, antinociceptive and CNS Depressant activities of the Methanolic extract of Phyllanthus reticulatus leaves”, Global Journal of Pharmacology, 7 (2), p. 172 - 178.
28. Khatun M. , Billah M. and Quader A.Md. (2012), “Sterols and Sterol Glucoside from Phyllanthus Species”, Dhaka University Journal of Science, 60 (1), p. 5-10.
29. Khatun Mst. H., Nesa Mst. L., Islam R., Ripa F.A., Al mamum, Kadir S. (2014), “Antidiabetic and antidiarrheal effects of the methanolic extract of Phyllanthus reticulatus leaves in mice”, Asian Pacific Journal of Reproduction, 3(2), p. 121- 127.
30. Kumar S., Kumar D., Deshmukh R.R., Lokhande P.D., More S.N., Rangari V.D. (2007), “Antidiabetic potential of Phyllanthus reticulatus in alloxan-induced diabetic mice”, Fitoterapia, 79, p.21-23.
31. Kumar S., Sharma S. , Kumar D., Kumar T., Arya R. and Kumar K. (2012), “Pharmacognostic study and anti - inflammatory activity of Phyllanthus reticulatus Poir. fruit”, Asian Pacific Journal of Tropical Disease, p. 332 - 335. 32. Leung L., Birtwhistle R., Kotecha J., Hannah S. and Cuthbertson S. (2009),
“Anti-diabetic and hypoglycaemic effects of Momordica charantia (bitter melon): a mini review”, British Journal of Nutrition, 102, p. 1703–1708.
33. Li W.L., Zheng H.C., Bukuru J., Kimpe N.D (2004), “Review Natural medicines used in the traditional Chinese medical system for therapy of diabetes mellitus”,
Journal of Ethnopharmacology, 92, p. 1–21.
34. Maruthappan V. and Sakthi K.S. (2010), “A report on the antioxidant activity of the powder of the entire plant of Phyllanthus reticulatus Poir.”, Indian Journal of Pharmacology, 4(4), p. 265-269.
35. Maruthappan V. and Sakthi K.S. (2010), “Effects of Phyllanthus reticulatus on lipid profile and oxidative stress in hypercholesterolemic albino rats”, Indian Journal of Pharmacology, 42 (6), p. 388-391.
36. Neves A.C., and Neves M.T.C (1966), “Some determinations on the leaves of
Phyllanthus reticulatus Poir. of Mozambique”, Bol. Esc. Farm. Univ. Coimbra, 25, p. 22.
37. Omulokoli E., Khan B., Chhabra S.C. (1997), “Antiplasmodial activity of four Kenyan medicinal plants”, Journal of Ethnopharmacology, 56, p.133 – 137.
38. Pojchaijongdee N., Sotanaphun U., Limsirichaikul S. and Poobrasert O. (2010), “Geraniinic acid derivative from the leaves of Phyllanthus reticulatus”,
Pharmaceutical Biology, 48 (7), p. 740-744.
39. Rahmatullah M., Ghosh K.C., Almamun A., Hossain M.T. and Ahmed S. (2010), “A pharmacological study on Antinociceptive and Anti-hyperglycemic effects of