Phân lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cao chiết từ lá cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir thu hái tại bắc giang (Trang 35)

Phân lập bằng SKLM với chất hấp phụ là Silicagel GF254.

- Dịch Ethyl acetat được chấm thành các vết liên tục lên bản mòng Silicagel. - Dung môi khai triển: n-hexan : ethyl acetat : acid formic (20 : 15 : 1). - Hiện màu: Ánh sáng tử ngoại λ = 254 nm có vết rõ, đậm và lớn nhất. - Dùng thước đánh dấu vị trí vết rõ, đậm và lớn nhất, cạo lấy lớp silicagel. - Phản hấp phụ bằng ethyl acetat (4 lần x 20 ml). Lọc.

- Bay hơi tự nhiên, tinh thể kết tinh màu vàng nhạt (hình 3.3).

Hình 3.3. Chất HL65 thu được

Kiểm tra chất HL65 phân lập được bằng SKLM

- Lấy khoảng 1 mg cắn, hòa tan trong khoảng 1 ml ethanol tuyệt đối. - Khai triển trên SKLM với các hệ dung môi khác nhau.

Hệ 1: Toluen : ethyl acetat : acid formic (3 : 2 :1) Hệ 2: n-butanol : acid acetic : nước (4 :1 :5) Hệ 3: Ethyl acetat : methanol (6:1)

- Kết quả sắc ký đồ quan sát tại bước sóng 254 nm và ánh sáng thường sau khi hiện màu bằng hơi amoniac của 3 hệ dung môi được thể hiện ở hình 3.4 và hình 3.5.

Hệ 1 Hệ 2 Hệ 3 Hệ 1 Hệ 2 Hệ 3

Chú thích: Hệ 1: Toluen : ethyl acetat : acid formic (3 : 2 :1) Hệ 2: n-butanol : acid acetic : nước (4 :1 :5)

Hệ 3: Ethyl acetat : methanol (6:1)

 Nhận xét:

Từ hình 3.4 và hình 3.5 cho thấy :

Sắc ký đồ với 3 hệ dung môi đều cho 1 vết với Rf tương ứng là 0.41; 0.86 và 0.81. Như vậy có thể sơ bộ cho rằng chất HL65 là tinh khiết.

 Chất HL65 thu được ở dạng tinh thể, hình que, màu vàng nhạt.

 Quan sát chất HL65 bằng kính hiển vi ở vật kính 10 (hình 3.6).

Hình 3.6. Tinh thể chất HL65 khi soi ở vật kính 10

Hình 3.4. Sắc ký đồ chất HL65 quan sát tại UV 254nm

Hình 3.5. Sắc ký đồ chất HL65 ở ánh sáng thường- hiện màu hơi NH3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cao chiết từ lá cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir thu hái tại bắc giang (Trang 35)