Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. (Trang 60)

- Các tiêu chí thể hiện hiệu quả

4.3.1.Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương

4.3.1.1. Giải pháp về thị trường

Thực tế trong những năm qua sản phẩm chè sản xuất ra ở Sơn Hùng đều được tiêu thụ hết nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong tỉnh do vậy giá cả thường xuyên biến động và không ổn định, và do các hộ sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều nên sản phẩm giá còn ở mức thấp. Vì vậy chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa tới đầu ra cho sản phẩm, kí kết với một số công ty, doanh nghiệp thu mua chè cho người dân, tạo ra thị trường ổn định hơn. Hay mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận

như Hải Phòng, Hà Nội.... Bên cạnh đó ta cần nâng cao khâu chế biến, đóng gói sản phẩm nhằm tăng lên vị trí của sản phẩm trong lòng khách hàng, đồng thời giữ vững vị thế trên thị trường.

4.3.1.2. Giải pháp về vốn

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy đa phần các hộ nông dân trồng chè đều thiếu vốn sản xuất mà trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư vốn cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn.

Để giải quyết tốt vấn đề này chính quyền địa phương cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng nhóm hộ.

- Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nông hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dân kết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển cây chè, hỗ trợ người dân vay vớn với lãi xuất thấp.

- Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè. Bởi vì với ngành chè thì việc đầu tư cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất.

4.3.1.3. Giải pháp vềứng dụng và chuyển giao KH - KT

Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ tại chỗ giá thành hạ, kết hợp với các biện pháp tủ rác, tưới nước giữ ẩm, giảm sử dụng các loại phân hóa học.

Đổi mới các công cụ chế biến tạo sản phẩm chè an toàn thay thế tôn sắt bằng tôn INOX đảm bảo chất lượng hiệu quả đầu tư.

Khuyến khích người làm chè sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để đầu tư cho sản xuất.

Đào tạo, tập huấn cho các đối tượng tham gia các đề án chè nâng cao kỹ năng quản lý - sản suất- chế biến - tiêu thụ sản phẩm các đối tượng bao gồm: Hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè.

432.1.4. Giải pháp về giống

Ứng dụng đưa tiến bộ kỹ thuật về giống mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn và đa dạng hóa sản phẩm. Tuyển chọn phục tráng giống chè trung du truyền thống (trồng bằng phương pháp giâm cành) lựa chọn các giống chè nhập nội có năng xuất cao như chè Bát Tiên, Phúc Văn Tiên, Kim Tuyên, TRI777 vào sản xuất. Sản xuất cây giống: Sử dụng kỹ thuật giâm cành, tiếp nhận giống ở các vườn ươm có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng.

4.3.1.5. Quy hoạch vùng sản xuất chè

Để phát triển sản xuất chè, các cơ quan chức năng cần phải có quy hoạch và xác định rõ vùng phát triển sản xuất chè. Từ đó có những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lý sản xuất cũng như các chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Phải xác định rõ chiến lược phát triển sản xuất chè có chất lượng cao theo quy hoạch của xã. Tăng giá trị sản phẩm chè trên 1 ha chè bằng cách tăng nhanh về chất lượng và từ đó tăng giá bán chứ không chỉ chú trọng đến tăng năng suất chè.

Điều tra xác định diện tích đất trồng mới chè, trồng thay thế, cải tạo chè. Chuyển đổi đất không chủ động nước, gò đồi soi bãi đủ điều kiện chuyển sang trồng chè.

* Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè

Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã còn nhiều khó khăn, trong năm vừa qua giao thông trong xã đã có nhiều chuyển biến một số đường liên thôn liên xóm đã được nâng cấp và có điện thắp sáng. Tuy nhiên, với yêu cầu phát

triển của thời kỳ mới, thời kỳ CNH – HĐH thì cơ sở hạ tầng của xã cần phải được tập trung đầu tư, nâng cấp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ hơn nữa.

* Giải pháp về công tác khuyến nông

Người dân sản xuất chè xã Sơn Hùng có truyền thống trồng chè lâu đời, các kiến thức sản xuất chè dựa trên kinh nghiệm là chính. Chính vì vậy xã cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân, khi đưa các giống mới vào sản xuất.

Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đối với tỉnh: Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân làm đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Đối với các hộ nông dân: Cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn đề cần thiết trong sản xuất chè với chính quyền các cấp, với các tổ chức doanh nghiệp sản xuất chế biến, thu mua chè của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. (Trang 60)