- Các tiêu chí thể hiện hiệu quả
4.2. Một số định hướng nâng cao HQKT sản xuất chè của xã Sơn Hùng
4.2.1. Định hướng phát triển cây chè trong điều kiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa
- Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương
Nền nông nghiệp Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lực lượng lao động toàn xã hội. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra giữ vị trí quan trọng chiếm tới trên 30%. Sự phát triển của nông nghiệp có tác động to lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, không những thế nông nghiệp phát triển là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V đã chỉ rõ: "Sản xuất nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu". Song từ sau năm 1986 nhờ đường lối đổi mới toàn diện của đất nước, nông nghiệp mới thực sự được coi là mặt trận hàng đầu.
Đảng ta đã đưa ra những chủ trương đường lối chính sách thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Bước ngoặt của sự đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp là Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (1988), sau đó là Luật Đất đai (1993), Luật Lao động... Tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh: vùng lúa, vùng cà phê, vùng chè... nhằm phát huy thế mạnh về đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh của từng vùng, từng địa phương.
Phát triển sản xuất trong ngành chè Việt Nam được coi là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp Việt Nam, không chỉ riêng phát triển sản xuất chè ở tỉnh Phú Thọ mà nằm trong chiến lược phát triển chung của tỉnh và của ngành chè Việt Nam.
4.2.2. Định hướng phát triển sản xuất chè theo hướng chuyên môn hóa cao
nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh đã tiến hành quy hoạch vưùng chè Sơn Hùng, trong giai đoạn 2011 đến năm 2015
Cũng theo quy hoạch, sẽ có 100% diện tích chè sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); các sản phẩm đạt tiêu chí hàng hóa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu. Những mục tiêu cụ thể đó cũng chính là động lực để các địa phương trong vùng chè tập trung mọi nguồn lực cho phát triển cây chè, đưa cây chè trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế.
4.2.3. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội
- Cây trồng nói chung và cây chè nói riêng, mỗi cây trồng đều mang theo những đặc tính sinh học riêng. Từ đặc điểm này mà chúng phát triển đều gắn liền với vùng tự nhiên phù hợp. Khí hậu thời tiết, đặc tính và thành phần dinh dưỡng của đất là điều kiện cần thiết cho sự phát triển cây chè.
- Xã Sơn Hùng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là vùng rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng phát huy lợi thế này các hộ gia đình trong xã nên mở rộng diện tích chè. Đồng thời cải tạo vườn chè để nâng cao năng suất, sản luợng, đưa chất lượng chè của xã có sức cạnh tranh trên thị trường.