Đánh giá một số tác động của mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. (Trang 55)

- Các tiêu chí thể hiện hiệu quả

3.6.Đánh giá một số tác động của mô hình

Việc sản xuất chè không chỉ đem lại HQKT cao cho người sản xuất đồng thời sản xuất chè góp phần đem lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường. 3.6.1.Hiệu quả xã hội

- Góp phần giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn

Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Chính vì vậy việc tìm ra phương thức sản xuất mới, giống cây trồng mới mang lại HQKT cao là rất có ý nghĩa với người nông dân. Việc thực hiện chuyên môn hóa sản xuất chè, giải quyết việc làm cho lao động trong hộ. Chính vì vậy sẽ giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm áp lực xã hội cho các thành phố lớn. Sản xuất chè đã góp phần cải thiện cuộc sống của

hộ, với những hộ có diện tích chè lớn mỗi năm đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ sản xuất.

- Phát triển sản xuất chè theo hướng chuyên môn hóa phá góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho lao động ở nông thôn. Ngoài ra sản xuất chè góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

3.6.2. Hiệu quả về mặt môi trường

Mô hình sản xuất chè phát triển đem lại HQKT cao cho người sản xuất, và để sản phẩm chè được nâng cao hơn về mặt chất lượng hộ sản xuất ngày càng nhận thức được nâng cao chất lượng chè sẽ đem lại hiệu quả ổn định và bền vững cho người trồng chè. Điều đó đồng nghĩa hộ sẽ phát triển theo hướng chè an toàn chè sạch, thay vì sử dụng thuốc BVTV sang sử dụng phân bón và thuốc vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. HQKT cao hộ tiến hành mở rộng diện tích và quy mô chè giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ môi trường, chống sói mòn. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất dốc đồi núi trọc, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. (Trang 55)