3. Ý nghĩa của đề tài:
1.3.3. Nghiên cứu về lượng giá trị môi trường rừng ở Việt Nam
Trước đây ở Việt Nam, giá trị của rừng chủ yếu được biết đến từ các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Sau khi Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto ngày 25 tháng 9 năm 2002, một số nghiên cứu về giá trị của rừng thông qua khả năng cố định cacbon cũng bắt đầu được thực hiện.
Vũ Tấn Phương và Ngô Đình Quế (2006) [9] cho rằng, khả năng cố định cacbon của một số loại rừng trồng như Quế, Bạch đàn, Keo, Thông bình quân đạt từ 11-20 tấn/ha/năm, tương đương 50-100 USD/ha/năm.
Theo Hoàng Xuân Tý (2004) [12], nếu tăng trưởng rừng đạt 15 m3/ha/năm và giá thương mại của khí CO2 biến động từ 3-5 USD/tấn CO2, thì
một ha rừng như vậy có thể đem lại 45 - 75 USD (tương đương 675.000 - 1.120.000 đồng).
Như vậy, trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi trong việc đánh giá về giá trị kinh tế của rừng, trong đó quan trọng nhất là việc công nhận giá trị môi trường của rừng thông qua khả năng giữ đất, giữ nước, hạn chế tốc độ gió, cố định cacbon vv… của rừng. Đặc biệt việc quy đổi giá trị môi trường rừng thành tiền là một bước tiến quan trọng trong việc lượng giá trị môi trường rừng, đây là cơ sở ban đầu cho việc định giá môi trường rừng và tiến tới việc chi trả dịch vụ môi trường rừng như nó vốn có.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3, 5 và 7 tại xã Yên Đổ của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn xã Yên Đổ của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành: Từ 9/2013 đến 9/2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội Huyện Phú Lương
- Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý + Địa hình địa mạo
+ Khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên khác. - Điều kiện kinh tế xã hội
+ Thực trạng phát triển kinh tế
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng + Hiện trạng dân số và lao động
+ Thực trạng quản lý và sử dụng đất của xã.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
2.3.2. Thực trạng rừng trồng và diễn biến diện tích rừng trồng
- Đặc điểm, trữ lượng và diễn biến rừng trồng - Hiện trạng công tác tổ chức quản lý rừng
2.3.3. Xác định sinh khối của rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3, 5 và 7
* Xác định sinh khối tươi của rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3, 5 và 7 + Kết quả đo đếm sinh trưởng và lựa chọn cây tiêu chuẩn
+ Sinh khối tươi của rừng trồng
+ Cấu trúc sinh khối tươi cây bụi thảm tươi và thảm mục
+ Cấu trúc sinh khối tươi của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7
* Xác định sinh khối khô của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7 + Sinh khối khô cây lá lẻ
+ Cấu trúc sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục + Cấu trúc sinh khối khô lâm phần
2.3.4. Xác định trữ lượng Cacbon trong sinh khối rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3, 5 và 7 ở tuổi 3, 5 và 7
* Cấu trúc Cacbon tích lũy trong cây lá lẻ ở tuổi 3,5,7
* Lượng Cacbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục * Cấu trúc Cacbon lâm phần
2.3.5. Xác định khả năng hấp thụ CO2 và hiệu quả kinh tế ở các tuổi rừng trồng Keo tai tượng
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu thứ cấp từ các ban ngành
- Các tài liệu liên quan đến xác định sinh khối, lượng Cacbon, những văn bản liên quan đến CDM.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lịch sử rừng tại nơi nghiên cứu.
2.3.2. Thu thâp số liệu ngoài thực địa
Sử dụng công cụ RaCSA- là công cụ tổng hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau. Công cụ này được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Sơ bộ đánh giá cảnh quan, mức độ che phủ rừng và lịch sử sử
dụng đất/che phủ đất.
Bước 2: Khảo sát kiến thức sinh thái bản địa (LEK) và lợi ích kinh tế
của quản lý rừng ở địa phương kết hợp với khảo sát nhanh kinh tế - xã hội hộ gia đình, nhằm tài liệu hóa các chiến lược sinh kế của người dân gắn liền với các hoạt động sử dụng đất và những nguyên nhân chính của thay đổi cảnh quan.
Sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát kiến thức sinh thái (LEK & PEK) để thu thập thông tin ở địa phương:
1. Nhân khẩu học (sự di cư, quy mô gia đình và cấu trúc, lịch sử định cư, trường học, v.v…)
2. Tình hình sử dụng đất (quyền sử dụng đất, các hợp đồng đất đai, quyền sử dụng tài nguyên rừng , v.v…)
3. Tình hình kinh tế (thu nhập, tài sản, thuyền, động cơ, nuôi trồng thủy sản, và ngư cụ, xe gắn máy, v.v…)
4. Văn hóa cộng đồng (niềm tin, tín ngưỡng, các hoạt động của người dân liên quan đến đánh bắt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động vui chơi giải trí, v.v…)
5. Việc sử dụng tài nguyên và các xung đột xảy ra (các xung đột trong khai thác nguồn lợi tự nhiên, dạng xung đột và bản chất, giải quyết xung đột, v.v…)
6. Quan điểm về nguồn lợi (quan điểm về nguồn lợi trong tương lai,
về sinh kế, các dự án cộng đồng, sự hợp tác giữa người dân, sự bền vững của việc sử dụng nguồn lợi, quan điểm về rủi ro, v.v…)
7. Kiến thức về hệ sinh thái (hiểu biết về hệ sinh thái môi trường và
với các kiến thức khoa học, sự hiểu biết truyền thống về hệ sinh thái trong mối quan hệ với việc sử dụng và việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, v.v…)
Bước 3: Đo đếm tích luỹ Các bon tại các ô tiêu chuẩn đại diện:
Các ô tiêu chuẩn được lập trên các độ tuổi khác nhau của rừng trồng để đánh giá khả năng tích lũy các bon của từng độ tuổi rừng trồng từ đó đánh giá được khả năng hấp thụ C02 của từng độ tuổi khác nhau của rừng trồng tại khu vực nghiên cứu.
Lượng các bon tích lũy trong thảm thực vật được tính thông qua xác định sinh khối (khô) các thành phần. Sinh khối khô bao gồm:
+ Sinh khối trên mặt đất của thảm thực vật ( Thân cây, lá, cây
chết…)
Để xác định lượng các bon trong các trạng thái rừng ta rút mẫu theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn (mẫu) đại diện cho các trạng thái rừng của Kurniatun Hairiah và cộng sự (ICRAF).
Diện tích ô mẫu, mô tả đầy đủ các đặc điểm sinh thái và đo đếm các nhân tố điều tra tên loài, đường kính, chiều cao, phẩm chất của tất cả các cây có trong ô. Diện tích ô tiêu chuẩn: 20m x 100m để đo tính C trong cây có D1,3 > 30cm và ô mẫu 5mx40m để đo tính C trong cây có 5cm< D1,3 <30cm. Ô mẫu đặt trong ô tiêu chuẩn. Ô dạng bản có kích thước 1mx1m (1m2) để đo đếm cây bụi thảm tươi và ô có kích thước 0,5mx0,5m để đo đếm tầng thảm mục.
20 m x 100 m
Bảng 01. Dự trữ C cây đứng
OTC số:... Toạ độ (GPS):... Hiện trạng sử dụng đất:...
Người lập ô:... Diện tích OTC: 20 x 100 m2 Ngày tháng:...
Dự trữ C = Sinh khối x C tổng số (kg/ha) Trung bình C tổng số: 46%
Sử dụng phương pháp rút mẫu theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn (mẫu) đại diện cho các trạng thái rừng của Kurniatun Hairiah và cộng sự (ICRAF). Diện tích ô mẫu, mô tả đầy đủ các đặc điểm sinh thái và đo đếm các nhân tố điều tra của tất cả các cây có trong ô. Diện tích ô tiêu chuẩn: 20m x 100m để đo tính C trong cây có D1,3 > 30cm và ô mẫu 5m x 40m để đo tính C trong cây có 5cm< D1,3 <30cm. Ô dạng bản có kích thước 1mx1m (1m2) để đo đếm cây bụi thảm tươi và ô có kích thước 0,5mx0,5m để đo đếm tầng thảm mục.
Sinh khối của cây gỗ có D1.3 >5cm tính theo công thức của phương pháp bảo tồn cây:
W = 0.11*r*D2+c (Ketteringet al. 2002)
Trong đó: 0,11 là hệ số được mặc định trong công thức; W- Sinh khối cây gỗ, kg/cây); D- Đường kính ngang ngực (cm); r = 0.5 g/cm3 (tỷ trọng gỗ); C = 0.62,
Sinh khối cây gỗ có D1.3 < 5cm: Cây có đường kính D1.3 < 5cm bao gồm cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi. Trên ô 5x40 m lập ô dạng bản 1m2 . Thu toàn bộ các cây trong ô: Xác định trọng lượng tươi. Lấy mẫu đại diện 300g tươi, sau đó chuyển ngay về phòng thí nghiệm để sấy khô.
Sau khi xác định được cây tiêu chuẩn, sử dụng phương pháp chặt hạ để đo đếm sinh khối. Sinh khối tươi của cây sẽ được xác định theo từng bộ phận gồm thân, cành, lá và rễ.
+ Sinh khối thân: Chia thân cây thành các đoạn có L = 1m, đoạn có đường kính 5cm được tính vào sinh khối cành, sau đó đem cân để xác định sinh khối.
+ Sinh khối cành: Sau khi đã tách lá, tiến hành chia cành thành các đoạn nhỏ và đem toàn bộ cân để xác định sinh khối.
+ Sinh khối lá: Thu gom toàn bộ sinh khối lá và đem lên cân.
+ Sinh khối rễ: Là trọng lượng phần rễ sống của cây. Đào và lấy toàn bộ rễ có đường kính lớn hơn 2 mm.
+ Xác định sinh khối vật rơi rụng (Cành, lá, cây đổ…)
Xác định sinh khối cành lá, rụng (Litterfall)
Tại 5 ô dạng bản kích thước 1mx1m (1m2), trên mỗi ô thu toàn bộ vật rơi rụng bao gồm: lá rơi, cành rụng, cây đổ có D < 5cm và L < 50cm, loại bỏ đất dính trên vật rơi rụng. Xác định trọng lượng hiện tại, lấy mẫu đại diện 300g tươi, sau đó chuyển ngay về phòng thí nghiêm để sấy khô.
Xử lý mẫu sấy và công thức quy ra khối lượng khô tuyệt đối mẫu gỗ, lá, vật rơi rụng. Trọng lượng khô kiệt của các chỉ tiêu được tính theo công thức sau: ) ( ) ( ) ( ) ( ) / ( 2 2 m xSA g FW g xDW kg FW m kg DW S S T T
Trong đó: DWTotal - Tổng khối lượng khô tuyệt đối (kg/m2 ), FWTotal - Tổng khối lượng tươi (kg), DWS - Khối lượng khô tuyệt đối của mẫu (g), FWS - Khối lượng tươi của mẫu (g), SA - Diện tích ô mẫu (ô dạng bản) (m2).
+ Cách lấy mẫu đất:
Trong mỗi OTC lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa), trong mỗi ô thứ cấp lập 1 ô dạng bản có diện tích 1m2.
Trong mỗi ô dạng bản của OTC tiến hành lấy mẫu đất ở độ sâu 0-5 cm và 5-10cm.
Mẫu đất xác định dung trọng được lấy bằng ống dung trọng 5cm3. Ở độ sâu cần xác định dung trọng cắt cho đất thật phẳng rồi đóng ống dung trọng
theo hướng thẳng vuông góc với mặt đất. Sau đó dùng xẻng lấy ống và đất ra, lau sạch đất bám xung quanh ống, dùng dao cắt ở 2 đầu ống dung trọng sao cho thật phẳng rồi cho đất đã đóng được vào túi nilon buộc kín. Mẫu đất phân tích C được lấy ở các ô dạng bản sau khi trộn đều ở các ô dạng bản lại với nhau lấy lượng mẫu đất đủ phân tích.
+ Xác định sinh khối tầng thảm mục:
Ô có kích thước 0,5m x 0,5m để đo đếm tầng thảm mục;
Xác định theo 2 tầng đất: 0-5cm và 5-10cm. Sử dụng 2 loại khung lấy mẫu (khung sắt) có kích thước: 20x20x5 cm và 20x20x10 cm.
Trong mỗi ô dạng bản tiến hành lấy mẫu trên diện tích 0,04 m2 .
- Với mỗi tầng đất, dùng sàng có kích thước mắt 2mm để xác định khối lượng rễ, vụn hữu cơ (> 2mm) và đất. Để xác định lượng vụn hữu cơ có kích thước < 2mm: Cân toàn bộ mẫu đất qua sàng 2mm, tiến hành lấy mẫu đất (200 g) để xác định tỷ lệ % vụn hữu cơ kích thước < 2mm có trong tầng đất. Rễ cây và vụn hữu cơ (> 2mm) cũng được lấy mẫu và chuyển về phòng TN sấy khô để xác định sinh khối khô.
* Tính toán lượng các bon tích luỹ
Sau khi toàn bộ các giá trị sinh khối của các thành phần được quy ra đơn vị kg khô/ha, tính tổng toàn bộ các hợp phần tạo thành sinh khối khô trên mặt đất (WTot).
Hàm lượng các bon trong sinh khối xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0.46 thừa nhận bởi Uỷ ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003).
Tính theo công thức: Wcacbon = 0.46*DWT (kg/ha hoặc tấn/ha)
Trong đó: Wcacbon - Hàm lượng các bon; DWT - Sinh khối khô. * Tính toán lượng CO2 hấp thụ:
Công thức tính lượng CO2 hấp thu (tấn/ha): CO2 = Ctích lũy x 44/12
Trong đó: hệ số 44/12 là tỉ lệ C trong khối lượng phân tử CO2 (khối lượng phân tử CO2 là 44, Các bon là 12, và Ôxi là 16)
* Tính toán thu nhập từ kinh doanh rừng trên cơ sở có tính đến khả năng chi trả các bon cho môi trường;
+ Trên cơ sở giá thu mua nguyên liệu gỗ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính doanh thu từ bán gỗ
+ Trên cơ sở giá 1 CER (chứng chỉ giảm phát thải) trên thị trường Việt Nam tính toán doanh thu từ bán chứng nhận giảm phát thải
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế
Bước 4: Khảo sát kiến thức sinh thái chính sách (PEK) về quản lý
rừng/cây và những quy định về quy hoạch không gian hiện tại, nhằm tìm hiểu các cơ hội cải thiện tích lũy Cacbon ở khu vực nghiên cứu. Sử dụng phương pháp kế thừa và phỏng vấn bán cấu trúc.
- Đề xuất các khuyến nghị về khả năng chi trả các bon cho môi trường
tại Thái Nguyên.
2.3.3. Xử lý, phân tích thông tin
Số liệu sau khi thu thập được xử lý, phân tích trên phần mềm chuyên dụng như excel, SPSS
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Yên Đổ là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp xã Yên Trạch và xã Yên Ninh + Phía Nam giáp xã Yên Lạc
+ Phía Đông Nam giáp xã Đông Đạt + Phía Tây giáp xã Phú Tiến
+ Phía Tây Nam giáp xã Phú Lý và Ôn Dương
Xã có tổng diện tích 36,04 km2 với 17 xóm bao gồm: Khe Thương, Gốc Vải, Đồng Trừa, xóm Làng, Thanh Thế, Phố Trào, xóm Kẻm, xóm Hin, Khe Nác, Gia Trồng, Cây Khế, Đá Mài, Áo Hoa, An Thắng, xóm Thượng, xóm Trung, xóm Hạ.
Xã nằm tại phía bắc của huyện và có tuyến quốc lộ 3 chạy qua địa bàn theo chiều bắc-nam, ngoài ra xã còn là nơi bắt đầu tuyến tỉnh lộ 254, tuyến đường huyết mạch của huyện Định Hóa. Đây là điều kiện rất thuận lợi để xã Yên Đổ mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế.
Xã Yên Đổ còn là một vị trí then chốt về quốc phòng- an ninh của huyện Phú Lương.
* Địa hình, địa mạo:
Địa hình của xã Yên Đổ khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều suối và đồi núi, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 400m.
Xã Yên Đổ nằm tại phía Bắc của Huyện Phú Lương, vì vậy có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 ÷ 400m,
độ dốc lớn, phần lớn diện tích có độ dốc trên 20o, tương đối thuận tiện cho sản xuất lâm nghiệp trồng rừng.
* Khí hậu:
Yên Đổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi tới 30oC, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông