Hiện trạng công tác tổ chức quản lý rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45)

3. Ý nghĩa của đề tài:

3.2.2.Hiện trạng công tác tổ chức quản lý rừng

- Về phân cấp quản lý nhà nước

Hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp ở địa phương đã từng bước được kiện toàn, nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh rừng theo quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh và của vùng Đông Bắc; Ở cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển

nông thôn; trong Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có phòng Lâm nghiệp, Chi cục phát triển lâm nghiệp và Chi cục kiểm lâm là những bộ phận, đơn vị trực tiếp tham mưu giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Đối với cấp huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp; Hạt kiểm lâm là cơ quan kiểm tra giám sát việc thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Ở cấp xã, đã xây dựng và kiện toàn Ban phát triển rừng giải quyết các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR, kiện toàn các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng các thôn, đồng thời xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban, tổ, đội...

- Về công tác bảo vệ rừng

Hạt kiểm lâm là cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý và bảo vệ rừng, có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc người dân và phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng và các tổ chức quần chúng tại địa phương thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng; trong đó, tập trung xây dựng bảng nội quy bảo vệ rừng, xây dựng đường băng cản lửa trên các khu rừng trồng tập trung, thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời những tác động tiêu cực đến rừng như: Phát nương làm rẫy, khai thác trái phép, cháy rừng, sâu bệnh hại…

UBND huyện đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tổ chức, thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp đã phối hợp với các ban ngành chuyên môn của huyện và UBND các xã xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch hành động thiết thực về công tác tuyên truyền đến với các thôn bản, thực hiện chính sách liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, động vật hoang dã, bảo vệ, ngăn chặn, tố giác các tổ chức và cá nhân có hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng

Ủy ban nhân xã đã chỉ đạo các xóm xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng qua thực hiện 17 xóm đã xây dựng được quy ước bảo vệ rừng và phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Từ khi có quy ước quản lý bảo vệ rừng nhân dân đã thực hiện tốt hơn công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng cùng công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Tình trạng khai thác trái phép đã giảm, nhân dân đã tích cực trồng và quản lý chăm sóc rừng của mình tốt hơn, đồng thời thường xuyên làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng và công tác phòng trừ sâu hại rừng và sửa dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45)