Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ các bon của rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

3. Ý nghĩa của đề tài:

1.3.2. Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ các bon của rừng

Nghiên cứu về sinh khối rừng ở Việt Nam được tiến hành khá muộn so với thế giới, tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu bước đầu đã đem lại những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa trong việc áp dụng các phương pháp xác định sinh khối của các dạng rừng hiện nay.

Cho tới nay một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta như Keo tai tượng, Mỡ, Thông mã vĩ, Thông nhựa và Keo lai vv… đã được nhiều tác giả nghiên cứu lập biểu cấp đất, biểu thể tích, quá trình sinh trưởng và sản lượng rừng. Nguyễn Ngọc Lung (2004) công bố nghiên cứu sinh khối rừng Thông ba lá để tính toán thử khả năng cố định CO2 mà cây rừng hấp thu. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng, tạo tiền đề cho việc xây dựng dự án trồng rừng CDM sau này [8].

Ngô Đình Quế (2005) cho biết với tổng diện tích là 123,95 ha sau khi trồng Keo lai 3 tuổi, Quế 17 tuổi, Thông ba lá 15 tuổi, Keo lá tràm 12 tuổi thì sau khi trừ đi tổng lượng các bon của đường cơ sở, lượng các bon thực tế thu

được qua việc trồng rừng theo dự án CDM là 7.553,6 tấn các bon, tương đương 27.721,9 tấn CO2 [12].

Nguyễn Văn Dũng (2005) nghiên cứu về rừng Thông mã vỹ tại núi Luốt - đại học Lâm nghiệp cho thấy rừng Thông mã vỹ thuần loài 20 tuổi lượng các bon tích lũy là 80,7 - 122 tấn/ha, giá trị các bon tích lũy ước tính đạt 25,8 - 39 triệu VNĐ/ha. Rừng keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng lượng các bon tích lũy là 62,5 - 103,1 tấn/ha, giá trị tích lũy các bon ước tính đạt 20 - 33 triệu VNĐ [2].

Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu trữ lượng các bon theo các trạng thái rừng cho biết: Rừng giàu có tổng trữ lượng các bon 694,9 - 733,9 tấn CO2/ha; rừng trung bình là 539,6 - 577,8 tấn CO2/ha; rừng tre nứa là 116,5 - 277,1 tấn CO2/ha [9].

Phạm Tuấn Anh (2007) nghiên cứu về năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở ĐăkNông cho kết quả: Lượng tích lũy CO2

hàng năm từ 1,73 đến 5,18 tấn/ha/năm tùy theo trạng thái rừng [1].

Theo kết quả nghiên cứu của Võ Đại Hải và cộng sự (2009) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ các bon của một số dạng rừng trồng ở Việt Nam” nhằm xác định lượng Các bon hấp phụ ở rừng trồng Mỡ thuần loài tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ năm 2006 - 2008. Kết quả cho thấy: Đối với cấu trúc Các bon cây cá thể Mỡ thì thân cây chiếm 54 - 80%, rễ chiếm 14-30%, cành chiếm 3-11%, lá cây chiếm 1-6% và tổng lượng các bon tích luỹ trong lâm phần trồng Mỡ dao động khá lớn từ 55,93 đến 112,4 tấn/ha, bao gồm 4 thành phần chính là Các bon trong đất, các bon trong tầng cây gỗ, các bon trong vật rơi rụng và các bon trong cây bụi thảm tươi...[3]

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế và cộng sự (2006) về khả năng hấp phụ Các bon ở rừng Thông, Keo, Bạch đàn. Phương pháp thực hiện là lập ô tiêu chuẩn chọn một số cây cân đo khối lượng Biomass tươi và khô.

Từ đó sẽ có tổng tích lũy CO2 trong quá trình quang hợp để tạo thành Biomass rừng trồng. Đề tài đo đếm sinh trưởng, năng suất rừng trồng ở 180 ô tiêu chuẩn, giải tích cây điển hình, phân tích 300 mẫu dung trọng, 200 mẫu Các bon trong đất và 300 mẫu Các bon trong thực vật từ các kết quả phân tích thu được xây dựng các hệ số quy đổi tính lượng CO2hấp phụ từ rừng trồng. Phương pháp này nhìn chung đã đo đếm tương đối chính xác lượng các bon tích luỹ, tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để giải tích cây và xác định hệ số quy đổi [11].

Từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 11 năm 2008, ICRAF Việt Nam đã cộng tác với Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) tổ chức: “ Hội thảo tập huấn quốc gia cây trên cảnh quan đa mục đích ở Đông Nam Á”. Khóa tập huấn này nhằm giới thiệu 3 công cụ: PaLA (Đánh giá nhanh cảnh quan), RHA (Đánh giá nhanh thủy văn) và RacSA (Đánh giá nhanh dự trữ các bon) thuộc gói công cụ TULSEA. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam có thể cho Việt Nam có thể sử dụng bộ công cụ này, đặc biệt là công cụ RacSA để đo đếm lượng các bon tích lũy trong các trạng thái rừng. Bộ công cụ này hiện nay đã bước đầu được ứng dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)