Đặc điểm, trữ lượng và diễn biến rừng trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44)

3. Ý nghĩa của đề tài:

3.2.1. Đặc điểm, trữ lượng và diễn biến rừng trồng

Yên Đồ là xã ở phía Bắc huyện Phú Lương. Có đường quốc lộ 3 đi qua từ km 26+800 đến km 34+200 chia xã ra thành hai phần có đường tỉnh lộ 268 đi về an toàn khu Định Hóa. Trong xã đường giao thông khá phát triển, đường ô tô đã đi đến tất cả các nhà văn hóa xóm. Ngoài ra hệ thống giao thông liên xã phát triển, đường lâm nghiệp do nhân dân tự mở đã khai thông cho các phương tiện loại nhỏ vận chuyển lâm sản khá thuận lợi

- Với diện tích 3561, 14 ha đất tự nhiên.

- Đất quy hoạch cho lâm nghiệp là: 2378, 77ha Trong đó: Đất lâm nghiệp trồng rừng: 2176,13 ha Đất rừng nương rẫy: 250, 64 ha

Rừng trồng: 1745, 51 ha Vườn rừng; 330, 45 ha Đất núi đá: 11, 17 ha

Là một xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, có 1709 hộ với 6603 khẩu, số hộ và khẩu tham gia phát triển kinh tế rừng chiếm tỷ lệ cao. Việc phát triển kinh tế rừng đã được nâng lên xóa được đói, giảm được nghèo, diện mạo xã hội ở nông thôn ngày càng được đổi mới, đã giải quyết được nhiều nhân công lao động ở địa phương, nghề rừng phát triển.

Năm 2013 tổng diện tích trồng rừng là 197,70 ha=159,75 % kế hoạch=121,79% so với năm 2012, diện tích đã khai thác là 70ha.

* Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng:

Ban lâm nghiệp đã lập hồ sơ theo dõi diễn biến rừng theo tháng, quý, tài nguyên rừng ngày càng được phát triện. Diện tích khai thác chiếm 80% so với

diện tích rừng trồng mới , chất lượng của rừng tốt hơn, độ che phủ đạt 52% tăng 1,3% so với năm ngoái.

Khai thác lâm sản năm 2012:

- Năm 2012 xã đã cấp phép khai thác cho 175 hộ, diện tích khai thác 113,32ha = 9.569,803m2 gỗ keo. Trong đó, gỗ vườn nhà là 19,974m3 ; gỗ vườn rừng là 75,65m3

Trên địa bàn xã Yên Đổ hiện tại có 30 xưởng chế biến lâm sản, các xưởng chế biến đều làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, xuất nhập lâm sản đúng quy định.

* Công tác trồng rừng mới: tổng số 157,40ha

- Trồng rừng theo dự án 147 là 97,70h, do 76 hộ quản lý bảo vệ - Nhân dân tự trồng là 52,20ha

- Trồng rừng khuyến lâm là 7,5ha

Cùng với chủ trương giao đất, giao rừng và sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với ngành lâm nghiệp thông qua các dự án về lĩnh vực lâm nghiệp được đầu tư trong khoảng 15 năm trở lại đây, ý thức quản lý, bảo vệ rừng của nhân dân địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực; trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đã ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả rõ rệt. Công tác phân chia các loại rừng cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở để hoạch định các chính sách liên quan đến công tác quản lý và phát triển vốn rừng ở địa phương. Vì vậy, rừng tự nhiên trên địa bàn hiện đang được phục hồi, chất lượng rừng từng bước được nâng lên đáng kể; công tác trồng rừng tiếp tục được quan tâm đầu tư và có sự phát triển tốt, kết quả trồng rừng hàng năm đều tăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)