TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ATK TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TTTW1.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc an thần kinh trong điều trị tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần (Trang 64)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ATK TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TTTW1.

TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TTTW1.

4.2.1. Các thuốc ATK được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt Trong nhóm thuốc thế hệ I, thuốc được sử dụng nhiều nhất là haloperidol, chiếm 58,42% trong tổng số 190 bệnh nhân, sau đó thứ 2 là clopromazin (chiếm 38,95%). Tỷ lệ thuốc haloperidol và clopromazin được dùng nhiều phần lớn là do các thuốc này có dạng sử dụng đường tiêm thường

57

dùng trong đơn thuốc xử trí loạn thần lúc bệnh nhân mới nhập viện, chưa hợp tác điều trị, không chịu uống thuốc hoặc còn kích động.

Trong số các thuốc ATK thế hệ II, thuốc được sử dụng với tỷ lệ cao nhất là olanzapin, chiếm 47,37% trong tổng số 190 bệnh nhân và risperidon (chiếm 37,37%). Theo nghiên cứu của Phan Thị Thu Trang (2006) [24], thuốc olanzapin được sử dụng tại Bệnh viện TTKW1 là 21,61% và risperidon là 13,28%, điều này cho thấy việc sử dụng các thuốc ATK thế hệ 2 tại Bệnh viện TTTW1 đang có xu hướng tăng dần, phù hợp với các khuyến cáo và hướng dẫn điều trị TTPL của các nước trên thế giới [35], [39]. Theo hướng dẫn điều trị TTPL của hiệp hội tâm thần Hoa kỳ năm 2012 [31], thì việc sử dụng các thuốc ATK thế hệ II là lựa chọn ưu tiên hơn do các thuốc ATK thế hệ II có ưu điểm là giảm thiểu tác dụng phụ trên ngoại tháp và rối loạn vận động muộn trên bệnh nhân TTPL, từ đó giúp cho bệnh nhân dễ tuân thủ điều trị hơn [31], [35].

Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa thấy có hướng dẫn hay khuyến cáo điều trị nào trên thế giới đề cập đến việc sử dụng các thuốc ATK cho điều trị từng thể bệnh tâm thần phân liệt [31]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi bước đầu khảo sát tỷ lệ sử dụng các thuốc ATK trên các thể bệnh TTPL, kết quả nghiên cứu cho thấy: trên bệnh nhân có thể paranoid (F20.0), haloperidol là thuốc được lựa chọn nhiều nhất chiếm 24,34%; sau đó là các thuốc ATK thế hệ 2 (olanzapin và risperidon). Trong các thể còn lại (như thể không biệt định (F20.3); thể di chứng (F20.5); thể đơn thuần (F20.6) của bệnh TTPL thì olanzapin lại là thuốc được ưu tiên hơn trong quá trình điều trị. Với kết quả này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích các nhà điều trị lâm sàng tâm thần học có định hướng trong việc lựa chọn thuốc ATK trên từng thể bệnh TTPL.

58

4.2.2. Phối hợp các thuốc ATK trong điều trị tâm thần phân liệt

Trong liệu pháp đơn trị liệu sử dụng thuốc ATK thì các thuốc ATK thế hệ 2 chiếm tỷ lệ cao hơn với 65,41%, nhiều hơn 1,9 lần so với các thuốc ATK thế hệ 1. Trong đó olanzapin được sử dụng nhiều nhất (chiếm 30,83%) và risperidon chiếm 19,55%. Các thuốc ATK thế hệ 2 được lựa chọn trong trường hợp bệnh nhân không hoặc ít đáp ứng với thuốc ATK thế hệ 1 hoặc bệnh nhân có các triệu chứng âm tính. Mặt khác, ATK thế hệ 2 ít có tác dụng không mong muốn hơn so với các thuốc ATK thế hệ 1, đặc biệt là các tác dụng phụ liên quan đến tác dụng kháng thụ thể dopamin 2 (D2), kháng thụ thể cholinergic, kháng histamin [18], [30].

Theo khuyến cáo của Hiệp hội tâm thần học Hoa kỳ năm 2012 [31], để điều trị bệnh TTPL thì nên ưu tiên sử dụng phác đồ đơn trị liệu các thuốc ATK, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khảo sát chúng tôi tại bệnh viện TTTW1 cho thấy: tỷ lệ sử dụng phối hợp 2 thuốc ATK trong điều trị bệnh TTPL lại là phác đồ điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất với 57,67%, trong đó cách thức phối hợp trong phác đồ điều trị thuốc ATK thế hệ 1 với ATK thế hệ 1 chiếm 46,31% và ATK thế hệ 1 với ATK thế hệ 2 chiếm 53,69%. Đặc biệt trong nghiên cứu này có 16 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ phối hợp 3 thuốc ATK với nhau, chiếm 4,55%. Hiện nay, việc sử dụng kết hợp các thuốc ATK trong điều trị bệnh TTPL vẫn chưa thấy có tài liệu nào hay hướng dẫn điều trị nào khuyến cáo. Điều này cho thấy có thể việc sử dụng các thuốc ATK để điều trị bệnh TTPL tại bệnh viện TTTW 1 vẫn còn phần lớn dựa trên kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ lâm sàng mà không căn cứ vào các hướng dẫn hay khuyến cáo điều trị.

Theo nghiên cứu Rajiv Tandon và Wolfgang Fleischhacker năm 2005 [35] thì hiện tại có khoảng 25 cặp phối hợp thuốc chống loạn thần có thể bắt gặp được sử dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh TTPL, tuy nhiên hiệu quả

59

điều trị của các cặp phối hợp này vẫn còn đang tranh cãi và chưa thống nhất. Hơn nữa, khi phối hợp các thuốc ATK với nhau trong điều trị TTPL sẽ xuất hiện rất nhiều rủi ro trong tương tác thuốc với thuốc. Chúng tôi xin được bàn luận trong phần tương tác thuốc ATK.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc an thần kinh trong điều trị tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)