KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Tuổi và giới tính của bệnh nhân.
Phần lớn bệnh nhân TTPL nhập viện điều trị ở độ tuổi trưởng thành, trong đó ở độ tuổi 30-44 chiếm 40,53%. Số bệnh nhân nam gấp 2,1 lần số bệnh nhân nữ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm và cộng sự (1996) tại khu vực xã Tự Nhiên tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 70% tổng số bệnh nhân TTPL, cao gấp 2,3 lần so với nữ giới bị mắc bệnh TTPL. Còn trong nghiên cứu khảo sát của Phan Thị Thu Trang (2006) thì bệnh nhân nam chiếm 68,23%, số bệnh nhân nữ chiếm 31,77% [16].
4.1.2. Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh.
Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khởi phát bệnh TTPL thuộc độ tuổi 16-35, trong đó độ tuổi 16-25 chiếm 52,63% và độ tuổi 26-35 chiếm 38,42%, không có bệnh nhân nào khởi phát bệnh từ sau 46 tuổi. Kết quả này cũng tương tự như nhiều nghiên cứu về dịch tế của các tác giả trước đây: Trong nghiên cứu của Bùi Thế Khanh (2005), bệnh nhân khởi phát ở độ tuổi từ 20-40 chiếm tỷ lệ 91,2 % [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (1996), bệnh nhân khởi phát ở tuổi 15-45: chiếm 94,87-98,09% [19]. Còn theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2004), bệnh thường bắt đầu ở tuổi 15 đến 35 và có trên 50% bị bệnh trước 25 tuổi. Trước 10 tuổi và sau 40 tuổi rất hiếm gập [26]. Theo tác giả Bùi Quang Huy (2009) cho thấy bệnh TTPL khởi phát trước 10 tuổi và sau 60 tuổi là rất hiếm, khởi phát sau 45 tuổi gọi là khởi phát muộn [10]. Nghiên cứu của Nguyễn Việt (2008) kết luận, TTPL là bệnh của tuổi trẻ, đa số các trường hợp bắt đầu từ 15-25 tuổi [27]. Do sự khởi phát ở độ
55
tuổi lao động nên TTPL thật sự là một gánh nặng của gia đình và xã hội nếu bệnh nhân không được quan tâm, chăm sóc và điều trị hợp lý.
Đa phần bệnh nhân vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có thời gian mắc bệnh trên 2 năm (chiếm 83,68%), các bệnh nhân tiên lượng bệnh thường nặng và bệnh tiến triển nhiều năm. Trong đó có 3 bệnh nhân đã mắc bệnh trên 30 năm và vào điều trị nội trú tại bệnh viện gần 20 lần. Trong hai nghiên cứu trước của Bùi Thế Khanh (2005) có 95,1% bệnh nhân ở giai đoạn mạn tính [13] và trong nghiên cứu Nguyễn Văn Siêm (1997), có 87,0% bệnh nhân ở trạng thái mạn tính, số bệnh nhân mắc bệnh dưới 6 tháng chiếm 5,2% [19]. Tỷ lệ bệnh nhân mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn (chiến 83,7%), và tỷ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng cao hơn (chiếm 7,89%). Đây có thể cho thấy, bệnh nhân TTPL ngày càng được quan tâm hơn trước, được tiếp cận với dịch vụ y tế sớm hơn và được chăm sóc điều trị hợp lý hơn.
Trên thực tế, tại khoa điều trị nội trú bệnh viện TTTW 1, chũng tôi vẫn thấy còn nhiều bệnh nhân khi nhập viện được người nhà kể cho đi điều trị khi không thể che giấu được hàng xóm, hoặc đã điều trị tự phát bằng nhiều biện pháp (thuốc đông y, thuốc lá, cúng bái…) mà không đỡ và bệnh đã tương đối nặng. Đây rõ ràng là một vấn đề khó khăn trong công tác điều trị. Điều này cho thấy bệnh TTPL nói riêng và các bệnh tâm thần nói chung vẫn cần được quan tâm, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong xã hội, để giúp người nhà bệnh nhân nhận thức và hiểu đúng về bệnh, giúp người bệnh tiếp cận sớm và dễ dàng với dịch vụ y tế, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, sớm tái hòa nhập cộng đồng, giảm thiểu gáng nặng cho gia đình và xã hội.
4.1.3. Tiền sử gia đình, nhân tố di truyền và môi trường tâm lý xã hội. Phương thức di truyền TTPL đang còn là những giả thuyết (các thuyết một gen, hai gen, nhiều gen…) và còn nhiều ý kiến trái chiều, mối tương quan
56
giữa nhân tố di truyền và môi trường tâm lý xã hội đối với sự phát sinh bệnh cũng chưa thể xác định chính xác được [27]. Tuy vậy, yếu tố di truyền sẽ có những tác động nhất định trong việc hình thành và khởi phát bệnh TTPL. Trong công trình nghiên cứu của Kallman, nếu cha hoặc mẹ, một người mắc bệnh tâm thần phân liệt thì 16,4 % con cái mắc bệnh này, khi cả hai cha mẹ cùng mắc bệnh tâm thần phân liệt thì tỷ lệ này tăng lên đến 68,1%. Nếu một đứa trẻ sinh đôi cùng trứng mắc bệnh tâm thần phân liệt thì đứa trẻ còn lại bị mắc bệnh tới 86,2% trường hợp [12].
Trong nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy: có 18,94% số bệnh nhân TTPL có người thân trong gia đình mắc bệnh TTPL, trong đó có một trường hợp Bố và Ông nội bệnh nhân cùng bị TTPL, có một trường hợp gia đình cả ba anh em đều bị TTPL. Kết quả này cũng tương tự như trong kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2005), có 19,23% bệnh nhân có người thân bị TTPL [8], và theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (1997), số bệnh nhân có người thân bị TTPL lên đến là 28,84-38,46% [19].
Theo Debray J. (Pháp) nguy cơ tâm thần phân liệt chỉ có ở 10% anh chị em ruột, 12% con cái. Nếu cả bố và mẹ đều bị tâm thần phân liệt thì nguy cơ bị bệnh ở các con cũng chỉ từ 30-40% [12].