0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Định nghĩa các biến

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2012 (Trang 26 -26 )

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Định nghĩa các biến

Bài nghiên cứu này muốn tìm ra các biến chính có ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển của các công ty Việt Nam. Việc lựa chọn các biến để đưa vào mô hình nghiên cứu để đánh giá sự tác động đến quản trị vốn luân chuyển dựa trên những nghiên cứu trước đây (dựa vào nghiên cứu chính của tác giả Raheman & Nasr).

Bảng sau liệt kê các biến số độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình :

Bảng 3.1 : Bảng tóm tắt các biến đƣợc sử dụng trong mô hình STT Ký hiệu Tên biến Công thức tính Biến phụ thuộc: NOP đƣợc sử dụng để đo lƣờng khả năng sinh lợi của công ty

1 NOP (%) Lợi nhuận hoạt động kinh

doanh thuần

NOP=(Lợi nhuận ròng +khấu hao)/(Tổng tài sản – tài sản tài chính)

Biến độc lập: CCC và các thành phần của CCC (ACP, ITID, APP) đƣợc sử dụng để đo lƣờng khả năng quản trị vốn luân chuyển

1 ACP

(ngày)

Kỳ thu tiền bình quân (Accounts collection period)

ACP =365*Các khoản phải

thu/Doanh thu thuần)

2 ITID

(Ngày)

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Inventory conversion period)

ITID = 365* Hàng tồn kho/ Giá vốn hàng bán)

3 APP

(Ngày)

Kỳ thanh toán bình quân (AveragePayment period)

APP = 365* Các khoản phải trả/Doanh số mua hàng)

4 CCC (Ngày)

Chu kỳ luân chuyển tiền (Cash conversion cycle)

CCC = Kỳ thu tiền bình quân + Kỳ luân chuyển hàng tồn kho – Kỳ thanh toán bình quân

( CCC = ACP + ITID – APP )

Biến kiểm soát: LOS, CR, DR, FATA

1 LOS Quy mô công ty ( Size of

company)

SIZE = LN( Doanh thu)

2 CR (%) Chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn CR=Tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn 3 DR (%) Chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản DR = Tổng nợ/tổng tài sản 4 FATA (%)

Chỉ số tài sản tài chính trên tổng tài sản

FATA = Tài sản tài chính/tổng tài sản

Biến phụ thuộc là NOP- lợi nhuận hoạt động kinh doanh thuần để đo lường lợi nhuận của công ty. Bốn biến độc lập còn lại là: CCC, ACP, ITID, APP để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển trong đó:

Kỳ thu tiền bình quân (ACP) là số ngày trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu xong tiền từ khách hàng.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID) là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm này. Kỳ thanh toán bình quân (APP) là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán.

vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thêm bốn biến kiểm soát (LOS, CR, DR, FATA) vào mô hình bởi vì:

Quy mô công ty (LOS): bằng logarit tự nhiên của doanh thu

Chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (CR): chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm tới.

Chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản (DR): chỉ số này càng cao thì chi phí sử dụng nợ càng cao làm giảm lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên nếu sử dụng nợ như là đòn bẫy một cách hiệu quả thì sẽ làm tăng lợi nhuận công ty.

Chỉ số tài sản tài chính trên tổng tài sản (FATA): việc đầu tư vào tài sản tài chính hiệu quả thì làm tăng lợi nhuận cho công ty. Ngược lại, việc đầu tư nêu trên không hiệu quả thì lợi nhuận công ty bị thiệt hại.

Tất cả các biến trên đều có mối quan hệ nhất định ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển. Tác giả kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng sinh lợi và các thành phần của quản trị vốn luân chuyển (số ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho và số ngày chuyển đổi tiền) và cùng chiều với số ngày phải trả người bán.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2012 (Trang 26 -26 )

×