Mô hình 4: Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền CCC và tỷ suất sinh lờ

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012 (Trang 39)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4 Mô hình 4: Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền CCC và tỷ suất sinh lờ

sinh lời NOP .

CCC được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển. Kết quả trong mô hình 4 cho thấy tồn tại mối tương quan nghịch chiều giữa CCC và NOP.

Khi việc tăng (giảm) CCC một ngày sẽ làm cho NOP giảm (tăng) 20.1%. Phát hiện này có ý nghĩa ở mức nhỏ hơn 1%. Điều này ủng hộ cho quan điểm rằng chu kỳ luân chuyển tiền có quan hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lợi. Kết quả này tươngđồng với kết quả của hầu hết các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Shin và Soenen (1998) đã tranh luận rằng mối quan hệ nghịch chiều giữa lợi nhuận và chu kỳ luân chuyển tiền có thể được giải thích bằng quyền lực ảnh hưởng thị trường hoặc thị phần, hay nói cách khác, CCC ngắn hơn là do vị thế đàm phán của nhà cung cấp hoặc khách hàng cũng như tỷ suất sinh lợi cao hơn là do ưu thế thị trường. Mối tương quan nghịch giữa CCC và NOP có thể được giải thích rằng việc tối thiểu hóa đầu tư vào vào vốn luân chuyển có thể giúp thúc đẩy gia tăng lợi nhuận. Điều này đảm bảo rằng tiền không được duy trì trong kinh doanh quá lâu và nó được xoay vòng nhanh và dùng để tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Tương tự như ba mô hình trên, kết quả hồi quy các biến kiểm soát cho thấy NOP có tương quan nghịch với LOS và tương quan thuận với CR và DR (sig <0.01).

R2 điều chỉnh là 52.4%, nghĩa là 52.4% sự biến động của NOP được giải thích bởi

các biến CCC, LOS, CR, DR và FATA.

Kết quả hồi quy mô hình 4 được viết lại như sau:

NOPit = 1.352 - 0.201CCCit - 0.343LOSit + 0.348CRit + 0.171DRit + 0.110FATA Như vậy, từ kết quả phân tích hồi quy, ta có cơ sở để chấp nhận giả thiết nghiên cứu H1 và H2. Nhóm giả thiết này cho rằng việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền, kỳ phải thu khách hàng, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời của công ty. Đồng thời cũng chấp nhận giả thuyết trì hoãn kỳ thanh toán bình quân cũng làm gia tăng tỷ suất sinh lời của công ty nhưng cần đảm bảo rằng không làm phá hủy mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp của họ.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)