Mô hình 3: Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân APP và tỷ suất sinh lờ

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012 (Trang 38)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.3 Mô hình 3: Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân APP và tỷ suất sinh lờ

ITID và tỷ suất sinh lời NOP

Trong mô hình 2, hệ số của ITID có dấu âm và có mức ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tồn tại một mối tương quan nghịch giữa ITID và NOP. Thời gian xử lý hàng tồn kho từ khâu mua nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến khi bán hàng càng lâu thì tỷ suất sinh lời càng giảm. Kết quả thống nhất với nghiên cứu của Hasan, Raheman và Nasr và Lazardidis và Tryfonidis (2006). Kết quả của David M.Mathuva và Neil Mathur thì hoàn toàn trái với kết quả nghiên cứu của tác giả. Trong mẫu khảo sát thì ngành nghiệp thực phẩm chiếm một phần hai tổng mẫu mà đặc thù trong chính sách quản trị hàng tồn kho của các công ty là luôn luôn duy trì tồn kho ở mức cao để đảm bảo cho hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Điều đó cũng dẫn tới việc làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản kết quả là làm lợi nhuận giảm và kéo theo tỷ suất sinh lợi cũng giảm tương ứng. Hay nói cách khác, khi lượng tồn kho được quản lý một cách hiệu quả thì sẽ cải thiện tỷ suất sinh lợi.

Tác động của các biến trong mô hình 2 cũng cho kết quả tương tự như mô hình 1. Cụ thể, NOP có tương quan nghịch với LOS và tương quan thuận với CR, DR và FATA với mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% .

R2 điều chỉnh là 51.7%, nghĩa là 51.7% sự biến động của NOP được giải thích bởi

các biến ITID, LOS, CR, DR và FATA.

Kết quả hồi quy mô hình 2 được viết lại như sau:

NOPit = 1.413 - 0.145ITIIDit - 0.358LOSit + 0.367CRit + 0.177DRit + 0.111FATA

4.3.3 Mô hình 3 : Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân APP và tỷ suất sinh lời NOP. sinh lời NOP.

Trong mô hình 3, hệ số của kỳ thanh toán bình quân là dương và có ý nghĩa cao ở mức nhỏ (r = 0.124, sig =0.05). Kết quả cho thấy việc tăng hay giảm APP đều có tác động đáng kể, có ý nghĩa thống kê đến NOP. Kết quả những bài nghiên cứu trước đây cho thấy có hai xu hướng trái ngược nhau. Kết quả hồi quy mô hình 3, đồng nhất với xu hướng cho rằng NOP và APP có tương quan thuận với nhau, nghĩa là các công ty có khả năng sinh lợi cao hơn nếu kéo dài được thời gian thanh toán các hóa đơn của họ. Điều này đồng nhất ý kiến của các tác giả ở trên.

cung cấp để tận dụng được nguồn tài trợ với chi phí rẻ và tiền từ việc hoãn thanh toán sẽ được sử dụng cho nhu cầu vốn luân chuyển của mình. Việc trì hoãn thanh toán lâu nhất có thể, nhưng sẽ được kiểm soát đảm bảo không dẫn đến phá hủy mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp. Hơn nữa, các công ty có xu hướng trì hoãn các khoản thanh toán cho nhà cung cấp để bổ sung cho nhu cầu vốn ngắn hạn thay vì đi vay ngân hàng với lãi suất cao, từ đó giảm chi phí lãi vay và góp phần gia tăng lợi nhuận.

Ngoài ra, các hệ số của các biến kiểm soát LOS và CR đều có ý nghĩa thống kê (sig <0.01). Kết quả nhận được cũng tương tự như trong mô hình 1 và 2.

Nghĩa là NOP có tương quan nghịch với LOS và tương quan thuận với CR.Quy mô càng cao thì tỷ suất sinh lợi càng thấp và ngược lại, chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn và chỉ số nợ càng tăng thì tỷ suất sinh lời càng tăng.

R2 điều chỉnh là 50.5%, nghĩa là 50.5% sự biến động của NOP được giải thích bởi

các biến LOS, CR và FATA.

Kết quả hồi quy mô hình 3 được viết lại như sau:

NOPit = 1.467 + 0.124APPit - 0.402LOSit + 0.351CRit + 0.124FATA

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)