Mô hình 1: Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân ACP và tỷ suất sinh lờ

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012 (Trang 36)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1 Mô hình 1: Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân ACP và tỷ suất sinh lờ

sinh lời của công ty NOP.

Kết quả cho thấy rằng có tồn tại mối tương quan nghịch, có ý nghĩa thống kê giữa ACP và NOP (r = -0.129, sig=0.03). Hệ số hồi quy âm của ACP chỉ ra rằng sự gia tăng

kỳ thu tiền bình quân sẽ dẫn đến sự giảm đi tỷ suất lợi nhuận. Từ kết quả có thể giải thích rằng khi quản trị các khoản phải thu không hiệu quả sẽ làm tăng chi phí dự phòng cho những khoản phải thu khó đòi từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời. Hơn nữa, tiền bị ứ động ở khoản phải thu sẽ làm phát sinh chi phí cơ hội của các khoản phải thu, các công ty thiếu vốn bổ sung hàng tồn kho dẫn đến giảm doanh thu và kết quả là làm giảm lợi nhuận. Kết quả này đồng nhất với kết quả của tất cả các bài nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam. Phát hiện này cho thấy rằng chính sách tín dụng càng thắt chặt, tức đưa cho khách hàng ít thời gian hơn để thanh toán nợ, quản lý tốt việc thu tiền sẽ làm giảm kỳ thu tiền bình quân, từ đó cải thiện lợi nhuận công ty.

Kết quả hồi quy các biến kiểm soát cho thấy NOP có mối tương quan thuận chiều với CR, DR và FATA và có tương quan nghịch chiều với LOS. Các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê (sig <0.01) trừ hệ số hồi quy của FATA là không có ý nghĩa thống kê (sig=0.38). Hệ số tương quan âm của LOS cho thấy rằng quy mô của công ty nhỏ hơn thì tỷ suất sinh lời sẽ cao hơn những công ty có quy mô lớn. Điều này có thể giải thích rằng các công ty có quy mô lớn thì sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn các công ty có quy mô nhỏ. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2009-2012, các công ty lớn có xu hướng mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhưng kém hiệu quả như kinh doanh bất động sản, tài chính….Kết quả này không đồng nhất với kết quả nghiên cứu của các tác giả ở phần 3.2, cho rằng quy mô càng lớn thì sẽ có lợi thế hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời, kết quả hồi quy cũng cho thấy rằng các công ty sử dụng nợ cao thì sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời. Các công ty này sử dụng nợ làm đòn bẫy để tăng lợi nhuận và đòn bẫy này được sử dụng có hiệu quả và làm tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty. Kết quả không trùng khớp với nghiên cứu của tất cả các tác giả trong phần 3.2 vì cho rằng tỷ lệ nợ cao thì chi phí sử dụng nợ cao dẫn đến giảm lợi nhuận. Ngoài ra, NOP và CR có mối tương quan thuận chiều, có ý nghĩa thống kê.

R2 điều chỉnh là 50.7%, nghĩa là 50.7% sự biến động của NOP được giải thích

bởicác biến ACP, LOS, CR, DR và FATA.

Kết quả hồi quy mô hình 1 được viết lại như sau:

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)