Nhóm giải pháp về cách thức tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam (Trang 67)

Một là, Nhà nƣớc cần đổi mới, chú trọng đễn những hiệu quả thiết thực công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về QLKT và phát triển nền KTTT. Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc là sự nghiệp bắt buộc chung của tất cả các thành viên trong xã hội. Nói cách khác, sự nghiệp xây dựng nền KTTT Việt Nam tiến tiến, hiện đại phải đƣợc coi là sự nghiệp của quần chúng. Để có thể thực hiện đƣợc điều này cần phải khắc phục triệt để những “căn bệnh” phô trƣơng, hình thức, chiếu lệ, hời hợt... trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về QLKT và phát triển nền KTTT. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về QLKT và phát triển nền KTTT có một tầm quan trọng to lớn và rất thực tế, bởi lẽ nếu nhƣ chúng không đƣợc quan tâm đúng mức thì hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về QLKT và phát triển KTTT sẽ khác. Hiện nay, công

59

việc này tuy có đƣợc Nhà nƣớc quan tâm nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc những kết quả cao trong thực tế. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về QLKT và phát triển KTTT. Giải pháp phù hợp hiện nay là chúng ta nên tiến hành đồng thời việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về QLKT và phát triển KTTT bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: khai thác, sử dụng nhiều hơn các phƣơng tiện thông tin truyền thông đại chúng; phát động các phong trào thi đua phòng chống vi phạm pháp luật; tổ chức các buổi nói chuyện, toạ đàm về việc thực hiện chính sách, pháp luật QLKT và phát triển KTTT; tổ chức các buổi hội thảo khoa học về QLKT và phát triển KTTT; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực trình độ cho các cán bộ QLKT... đặc biệt phải tăng cƣờng trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về QLKT.

Hai là, xử lí nghiêm minh các hiện tƣợng vi phạm pháp luật về QLKT. Căn cứ vào tình hình hiện nay, tội phạm và tiêu cực trong lĩnh vực QLKT đang diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp và ngày càng có xu hƣớng phát triển tinh vi hơn trƣớc. Vì vậy, yêu cầu đối với pháp luật là phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những tệ nạn trên. Giải pháp đối với vấn đề này là Nhà nƣớc cần phải tăng cƣờng công tác khảo sát, thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực QLKT. Đồng thời cần phải ban hành những văn bản quy phạm pháp luật và những chế tài mới để xử lý kịp thời và thích đáng những cá nhân hay tổ chức cố tình vi phạm chính sách, pháp luật về QLKT.

Ba là, trong quá trình thực hiện chức năng QLKT, các chủ thể có trách nhiệm thực hiện cần thật sự lắng nghe ý kiến, quan điểm của nhân dân để việc thực hiện đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Trƣớc khi tổ chức xây dựng chính sách phát triển kinh tế thì cần phải tính đến sự tác động của chính sách đối với các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Sự tác động này cần đƣợc xem xét đầy

60

đủ và toàn diện trên cả mặt tích cực và tiêu cực do nó mang lại. Về cơ bản, nhân dân chính là những chủ thể chịu sự tác động của các chính sách này nên rất cần lấy ý kiến của họ về chính sách sắp đƣợc thực thi, áp dụng. Giải pháp đƣợc đề xuất là nên tổ chức trƣng cầu dân ý đối với những chính sách lớn trƣớc khi ban hành. Ngoài ra, sau khi đã ban hành thì Nhà nƣớc rất cần lắng nghe, thu thập và phân tích những thay đổi để có những sửa chữa, bổ sung, khắc phục kịp thời.

Bốn là, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử viễn thông và công nghệ thông tin nên việc tiếp thu, nghiên cứu, tìm kiếm kinh nghiệm về QLKT từ nƣớc ngoài đã không còn khó khăn và tốn kém nhƣ trƣớc. Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm QLKT của các quốc gia khác trên thế giới. Mặt khác, chúng ta cũng có thể vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào QLKT. Có nhƣ vậy, sẽ giúp giảm thiểu thời gian, chi phí, công sức và còn nâng cao hơn hiệu quả quản lý. Đây là một việc làm có ý nghĩa lớn trên nhiều khía cạnh và cần đƣợc quan tâm phát triển nhiều hơn. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng áp dụng những chính sách khuyến khích các cơ quan chức năng từ trung ƣơng xuống các địa phƣơng ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả QLKT.

Năm là, Nhà nƣớc cần quan tâm thiết thực hơn nữa đến việc phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa và cần đảm bảo công bằng xã hội trong tiến trình phát triển đất nƣớc. Thực tế cho thấy, trong những năm đổi mới vừa qua, Nhà nƣớc dành hầu hết nguồn lực vào đầu tƣ phát triển kinh tế tại các khu đô thị và thành phố lớn trong khi ít quan tâm đến việc phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Tuy nhiên, đây lại là những vùng rất đông dân cƣ sinh sống và hiện rất thiếu thông tin, hiểu biết và nhận thức về kinh tế và QLKT. Việc quan tâm không đúng mức trên địa bàn rộng lớn này đã ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chức năng QLKT của Nhà nƣớc.

61

Vì thế Nhà nƣớc cần có sự quan tâm thƣờng xuyên và cần có những chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các khu vực này phát triển kinh tế. Việc làm này cũng sẽ góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội tại các vùng sâu, vùng xa và góp phần phát triển chung nền kinh tế đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)