Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam (Trang 55)

Khi phân tích các thành tựu trong lĩnh vực QLKT thì đó là kết quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

Một là, đại đa số cán bộ và nhân dân đều đã coi việc phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng và cũng là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển giàu mạnh. Và đƣơng nhiên khi nhận thức đã thông suốt thì toàn thể cán bộ và nhân dân cùng đồng lòng nhất trí chung tay xây dựng một nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều này, phải kể đến công lao rất lớn của Nhà nƣớc khi đã cố gắng trong việc duy trì, xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nƣớc để từ đó tạo cho mọi cá nhân có ý thức giữ gìn và phát triển nền kinh tế hơn nữa.

Hai là, nhìn chung, Nhà nƣớc đã xây dựng, ban hành một hệ thống chính sách pháp luật phù hợp và hoàn chỉnh để thống nhất QLKT. Trƣớc khi ban hành ra một chính sách pháp luật thì Nhà nƣớc đã cố gắng nghiên cứu, phân tích, dự báo trƣớc tình hình kinh tế - xã hội, để từ đó đƣa ra một chính sách pháp luật hoàn thiện, phù hợp và có hiệu quả cao nhất. Nhìn chung, hệ thống các chính sách pháp luật về QLKT đã đƣợc xây dựng hài hòa và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế. Hơn nữa, việc phát triển kinh tế đƣợc Nhà nƣớc chú trọng xây dựng không những có cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó luôn chú trọng quan tâm phát triển kinh tế cả những vùng xâu vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời. Trên thực tế hầu hết các chính sách, pháp luật về QLKT của Nhà nƣớc đƣợc nhiều ngƣời dân đồng tình, hƣởng ứng và thực

47

hiện tốt tại nhiều địa bàn. Vì vậy, có thể nói, Nhà nƣớc đã rất linh hoạt trong việc nghiên cứu, phân tích, nắm bắt các biến động của nền kinh tế và rất linh động trong công tác QLKT.

Ba là, đối với việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về QLKT. Nhà nƣớc thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật về QLKT và phát triển nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và phƣơng pháp thực hiện để cho các chính sách pháp luật về QLKT nhanh chóng đi vào đời sống kinh tế - xã hội và mang tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó Nhà nƣớc còn có những tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đƣa ra bài học cần thiết của việc thực hiện chính sách, pháp luật về QLKT. Chính việc làm này đã mang lại nhiều hiệu quả góp phần nâng cao năng lực QLKT của Nhà nƣớc.

Bốn là, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về QLKT của Nhà nƣớc đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và liên tục. Nhà nƣớc có nhiều cố gắng trong việc khảo sát để nắm bắt tình hình thực tế để từ đó có những thay đổi, xây dựng những chính sách pháp luật mới có giá trị thực tế cao và phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ những việc làm đó mà hệ thống pháp luật về QLKT hiện nay về cơ bản đã hoàn thiện và khá hiệu quả, để góp phần mang lại những thành tựu đối với việc QLKT.

Năm là, đánh giá khách quan thì việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay sẽ mang lại nhiều lợi thế và cùng với nó là các thách thức cho Việt Nam. Để hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế, Nhà nƣớc đã có sự điều chỉnh các chính sách pháp luật phù hợp để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Nhìn chung, nhờ sự linh động, nhạy bén của Nhà nƣớc nên hệ thống chính sách, pháp luật về QLKT vẫn đƣợc đảm bảo tốt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và luôn kịp thời điều chỉnh trƣớc mọi diễn biến.

48

Một phần của tài liệu Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)