theo chức năng sinh thái môi trường sông Phan
Lưu Đức Hải 1, Trần Văn Thụy1, Nguyễn Đức Toàn2, Nguyễn Mạnh Khải1, Nguyễn Hoàng Liên1, Vũ Thu Hiền1, Trần Thị Kim Lan1
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 2Bộ Tài nguyên và môi trường
Sông Phan có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống cũng như trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương trong lưu vực. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự suy thoái chất lượng nước và môi trường sông Phan đã đặt ra mục tiêu đánh giá lại môi trường sông Phan nhằm cải tạo lại các cảnh quan ven bờ sông theo các chức năng sinh thái môi trường. Đáp ứng yêu cầu này, kết quả nghiên cứu của bài báo đã đưa ra hiện trạng của 19 đơn vị cảnh quan, phân tích, đánh giá và định hướng cải tạo chúng phù hợp với chức năng môi trường của từng khu vực từ thượng lưu, trung lưu tới hạ lưu sông Phan. Các đơn vị cảnh quan và một số nội dung đánh giá môi trường khác đồng thời được thể hiện trên bản đồ chuyên đề có tỷ lệ gốc 1/25000. Đây là tư liệu hữu ích cho địa phương trong rà soát và định hướng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Improvement landscape orientation mapping based on ecological functions of Phan river environment
Phan river is very important in life as well as in activities for socio- economic development of local people in the basin. But in recent years, degradation of water quality and Phan river environment has set a object to reassess the environment in order to improve landscape along the Phan river as the ecological functions of environmental. To satisfy this requirement, the research results of the papers have been given 19 units of landscape, these results have also been analysed, assessed and oriented to improve them are consistent with environmental functions of each region
from upstream, middle to downriver. The landscape units and some other environmental assessment contents was also reflected on the thematic map with basic scale of 1/25000. This is useful data for Vinh Phuc province in regional planning to socio - economic development and environmental protection.
10. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật xử lý bã thải sau chế biến tinh bột sắn làm phân bón
Lương Hữu Thành1, Nguyễn Kiều Băng Tâm2
1Viện Môi trường Nông nghiệp
2Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Nguồn nguyên liệu giàu hữu cơ từ bã thải sau chế biến tinh bột sắn (CBTBS) nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng vi sinh vật (VSV) để xử lý nguồn thải này là một biện pháp hiệu quả, vừa đem lại nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng, lại vừa an toàn cho hệ sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 45 ngày ủ có bổ sung VSV, sản phẩm có màu nâu, tơi xốp, không có mùi; pH trung tính; hàm lượng chất hữu cơ giảm xuống hơn 50%; hàm lượng P2O5hh tăng từ 2,27 lên 7,25% và không phát hiện thấy có các VSV gây bệnh. Sản phẩm có độ hoai đạt tiêu chuẩn 10TCN525-2002.
Research on microorganisms use for treatment of solid waste after cassava starch production
If the solid waste after casava starch production is not propertly treated, it will cause environmental pollution and waste the higly organic material. Using microorganisms to treat this waste is a effective way providing a source of organic fertilizer and safeness for ecosystem. The results show that, after 45 days of treatment by microorganisms, the product had brown color, without bad smell, neutral pH, the content of organic matter reduced 50%, dissolved P2O5 increased from 2,27 to 7,25% and had no toxic microorganisms. The product after treatment met the requirment of 10TCN525-2002 standard.