Các giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu Bước đầu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã thống nhất, huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh (Trang 70)

Hình thành tổ chức kinh tế tại xã để phát triển dƣợc liệu dƣới dạng hợp tác xã (theo Luật HTX năm 2012) hoặc công ty cổ phần tại xã (theo Luật doanh nghiệp năm 2005) với sự tham gia của các hộ dân có nhu cầu.

Một tổ chức kinh tế đƣợc hình thành sẽ bảo đảm tƣ cách pháp nhân trong việc tổ chức thu hái, trồng trọt cây thuốc, từ đó có các giấy phép, chứng chỉ, công nhận cần thiết (nhƣ GACP-WHO) và giao dịch thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu,... Tổ chức kinh tế này sẽ giúp công tác tổ chức trồng trọt và thu hái theo các mô hình thích hợp, nhƣ trồng theo các quy chuẩn của GAP-WHO tại trang trại trên đất do HTX hoặc công ty quản lý trực tiếp và tại các hộ dân là thành viên (của HTX) hoặc cổ đông (của công ty), theo hợp đồng với HTX hoặc công ty và tổ chức thu hái từ hoang dã theo các quy chuẩn GCP-WHO. Tổ chức kinh tế này, nhờ có cơ sở chế biến, có thể bảo đảm chất lƣợng của dƣợc liệu trong khu vực.

70

3.4.6. Tiềm năng phát triển trồng Cây thuốc ở các Trại giam ngành Công an

Trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ chiến sỹ ngành Công an, bên cạnh các cơ sở chữa bệnh tây y, còn có Bệnh viện Y học cổ truyền và các cơ sở mạng lƣới tuyến dƣới.

Để chữa bệnh theo kinh nghiệm và y lý của Y học cổ truyền thì khâu quan trọng là phải có thuốc Y học cổ truyền . Thuốc dùng trong Y học cổ truyền chủ yếu có nguồn gốc từ Cây thuốc, một ít phần là từ động vật và khoáng vật. Theo thống kê chƣa đầy đủ, mỗi năm Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an và các cơ sở Y học cổ truyền khác trong ngành cần tới vài trăm tấn Dƣợc liệu các loại ( Theo báo cáo năm 2012 của Cục Y tế - Bộ Công an ). Đối với nhu cầu cả nƣớc về Dƣợc liệu là từ 30 đến 50 ngàn tấn Dƣợc liệu. Toàn bộ vài trăm tấn Dƣợc liệu/năm của ngành Công an đều mua từ thị trƣờng trong nƣớc (bao gồm cả thuốc bắc đầu vị nhập khẩu). Ngành Công an chƣa tự túc đƣợc Dƣợc liệu.

Trong khi đó ngành Công an lại đang quản lý một hệ thống gồm hàng chục trại giam (Bảng 3.29) phân bố trên các vùng sinh thái toàn quốc, với diện tích hàng chục ngàn ha, đa số các trại giam có diện tích đất canh tác rộng cho phạm nhân cải tạo bằng lao động. Những trại này có tiềm năng để phát triển trồng Cây thuốc thay vì sản xuất lƣơng thực, hay trồng ngô, trồng đậu....

Bảng 3.29: Một số trại giam của ngành công an có thể tham gia bảo tồn và phát triển dƣợc liệu (xếp theo thứ tự tên trại)

STT Tên trại giam Địa phƣơng Vùng sinh thái

1 An Điền Quảng Nam Duyên hải Trung bộ

2 Đăk Tân Đăk Lăk Tây Nguyên

3 Đồng Sơn Quảng Bình Bắc Trung bộ 4 Đông Triều (kể cả phân trại

Đồng Vải – thuộc xã Thống Nhất)

Quảng Ninh Đông Bắc

5 Quyết Tiến Tuyên Quang Đông Bắc

6 Sông Cái Ninh Thuận Duyên hải Trung bộ 7 Suối Hai Hà Nội Đồng bằng sông Hồng 8 Thanh Lâm Thanh Hóa Bắc Trung bộ

71

STT Tên trại giam Địa phƣơng Vùng sinh thái

9 Thanh Xuân Hà Nội Đồng bằng sông Hồng 10 Trại số 3 Nghệ An Bắc Trung bộ

11 Yên Hạ Sơn La Tây Bắc

...

Trại giam Đông Triều phân bố ở huyện Đông Triều và Hoành Bồ (xã Thống Nhất)– Quảng Ninh, có diện tích khoảng trên 1,056 ha, trong đó diện tích đất trồng trọt (cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả) là 35,60 ha, diện tích đất thổ cƣ (khu cơ quan, khu giam giữ, khu gia đình) là 9,50 ha, diện tích đất lâm nghiệp (trồng mới, tự nhiên, chăm sóc - bảo vệ) là 314,60 ha.

Diện tích sử dụng thực tế còn lại khoảng 773,6 ha, trong đó 60% diện tích đồi núi thích hợp với cây lâu năm nhƣ Quế, Hồi, 40% diện tích đồng bằng còn lại với nền đất màu mỡ đầy phù sa là điều kiện lý tƣởng để phát triển các cây thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh nhƣ Ba kích, Quế, Hồi, Địa liền, Nhân trần, hoặc một số cây dƣới tán rừng nhƣ Khôi tía, Giảo cổ lam.vv.. đem lại lợi ích cao hơn nhiều khi trồng các loại cây công, nông nghiệp.

Nhằm bảo đảm công tác sản xuất nông, lâm nghiệp trong Trại phục vụ các hoạt động cải tạo, giáo dục phạm nhân, Trại Giam Đông Triều có 1 kỹ sƣ nông-lâm chuyên trách. Ngoài ra, Trại còn tham gia dự án Phát triển dƣợc liệu tại các trại giam giữ của ngành Công an, nhƣ trồng cây thuốc theo GACP-WHO, xây dựng cơ sở sơ chế, đào tạo các quản giáo,... từ đó đã tích lũy đƣợc một số kinh nghiệm cần thiết trong phát triển dƣợc liệu.

Do đặt tại địa bàn xã Thống Nhất, Trại giam Đông Triều có thể tham gia vào các hoạt động đã đề xuất trên, bao gồm:

- Trồng trọt lƣu giữ nguồn gen các cây thuốc quý, có giá trị kinh tế trong khu vực, từ đó có thể sản xuất và cung ứng giống cho trồng trọt nhƣ: Ba kích, Sâm cau, Kim ngân,…

72

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. Tài nguyên cây thuốc xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Sự đa dạng của cây thuốc và phƣơng pháp nghiên cứu:

So với cây thuốc Việt Nam với xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh chiếm 4,38 % (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: So sánh hệ cây thuốc ở xã Thống Nhất và hệ cây thuốc Việt Nam TT Chỉ tiêu so sánh Xã Thống Nhất Việt Nam Tỷ lệ %

1. Diện tích 8097 330.000 2,45

2. Số họ 83 300 27,67

3. Số chi 147 1.200 12,25

4. Số loài 173 3.948 4,38

So với các cộng đồng các dân tộc khác ở các cấp xã khác nhƣ Hmông, Tầy, Mƣờng, vv. Ngƣời dân ở xã Thống Nhất sử dụng nhiều cây thuốc hơn. (Bảng 4.2)

Bảng 4.2: So sánh số loài cây xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh sử dụng với một số dân tộc khác của Việt Nam

TT Địa phƣơng Khu vực địa lý Dân tộc Số loài

Tỷ lệ % so với xã Thống Nhất

1 Chợ mới (Bắc Cạn) Đông Bắc[8 ] Tày 90 39,47%

2 Phú Lƣơng (Thái Nguyên) Đông Bắc[32 ] Tày 164 71,92%

3 Kim Bôi (Hoà Bình) Tây Bắc[13 ] Mƣờng 162 71,05%

4 Mai Châu (Hoà Bình) Tây Bắc[11 ] Hmông 135 59,21%

5 Nam Đông (Thừa Thiên

Huế)

Trung Bộ[ 10] Ca Tu 137 60,08%

So với các khu vực và dân tộc khác ở Việt Nam, cây thuốc mà ngƣời dân ở xã Thống Nhất sử dụng là đa dạng. Tuy nhiên, sự đa dạng của cây thuốc ở một khu vực nhất định ngoài tính vốn có của thảm thực vật còn do phƣơng pháp điều tra. Do đó, việc so sánh cây thuốc mà ngƣời dân ở xã Thống Nhất với các khu vực khác có

73

điều kiện diện tích tƣơng tự khác ngoài phản ánh sự đa dạng của cây thuốc còn phản ánh phƣơng pháp nghiên cứu. Việc so sánh tỷ lệ loài cây thuốc và diện tích ở các khu vực có diện tích khác nhau chỉ mang tính chất tƣơng đối.

Hoạt động điều tra tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện từ lâu, chủ yếu sử dụng phƣơng pháp điều tra theo tuyến với ngƣời cung cấp tin quan trọng, thƣờng là các ông lang, bà mế, vv. Phƣơng pháp này đặc biệt thích hợp trong hoạt động điều tra phát hiện các cây thuốc, bài thuốc mới. Tuy nhiên, do số lƣợng ngƣời cung cấp tin có hạn, đặc biệt do điều kiện khó khăn tại thực địa, phƣơng pháp này bỏ sót nhiều loài, đặc biệt các loài có nguy cơ bị đe doạ (thƣờng là các loài quý, hiếm do khai thác quá mức). Phƣơng pháp điều tra sử dụng trong luận văn đã thể hiện tính ƣu việt do có thể phát hiện ra số loài lớn nhất, những loài ngƣời dân biết và sử dụng, còn nhà khoa học lại chƣa biết.

4.1.2. Phân bố của cây thuốc ở xã Thống Nhất:

Sự phân bố của cây thuốc ở xã Thống Nhấtlà do quá trình tác động của cộng đồng ngƣời dân trong xã. Hầu hết các loài cây thuốc thƣờng đƣợc nhiều ngƣời dân sử dụng chỉ còn phân bố ở các khu vực phía cao của núi, sâu trong rừng ở xã Thống Nhất. Sự giảm mức phong phú của cây thuốc theo nhiệt độ cao do 2 nguyên nhân gây ra là: (i) Hoạt động thu hái cây thuốc của ngƣời dân: họ thu hái cây thuốc ở khu vực dễ kiếm trƣớc và (ii) các loài dƣới thấp là thông thƣờng, ít đƣợc ngƣời dân sử dụng.

4.1.3. Tri thức sử dụng cây thuốc:

Mỗi gia đình xã Thống Nhất, đặc biệt là ngƣời Hoa đều biết sử dụng đƣợc từ vài đến vài chục loài cây thuốc sẵn có trong xã để chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chữa các chứng bệnh thƣờng gặp nhƣ Thần kinh,dạ dầy, lợi sữa, hậu sản vv. Cách sử dụng này tác động hầu nhƣ không đáng kể đến tài nguyên cây thuốc ở xã Thống Nhất. Ở xã có 11 thầy lang biết sử dụng cây cỏ làm thuốc ở mức độ khác nhau, để chữa bệnh.

Tài nguyên cây thuốc bởi hai yếu tố hợp thành: (i) do tính đa dạng về thành phần loài, (ii) do cộng đồng ngƣời dân ở xã Thống Nhất có truyền thống và tri thức sử dụng.

74

Việc tƣ liệu hoá tri thức sử dụng cây thuốc ở cộng đồng là vấn đề tế nhị , do hầu hết những ngƣời nắm giữ tri thức này có cuộc sống và thu nhập kinh tế phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng nhƣ tín ngƣỡng của họ. Vì vậy, việc tƣ liệu hoá tri thức sử dụng và kinh nghiệm này không chỉ đơn giản, đặc biệt là trong điều tra thừa kế, phát triển thuốc mới.

4.1.4. Chuỗi giá trị dƣợc liệu Ba kích và Sâm cau

Trong số 228 loài cây thuốc trên địa bàn xã Thống Nhất, có hai loài Ba kích và Sâm cau đƣợc lựa chọn tham gia vào CGT do:Phù hợp điều kiện tự nhiên và khả năng tham gia thị trƣờng lớn của xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh

Lợi ích của ngƣời Nông dân khi tham gia vào CGT:

- Nằm trong hệ thống đƣợc tổ chức chặt chẽ xuyên suốt từ khâu đầu vào tới khâu đầu, sẽ đảm bảo lợi ích cho ngƣời Nông dân.

- Tạo thu nhập ổn định cho Nông dân( sẽ không còn hiện tƣợng bị ép giá). - Nông dân đƣợc tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến( máy móc, hồ sơ, tiêu chuẩn kỹ thuật,…).

- Tạo GTGT lớn cho Nông dân nhờ áp dụng GACP.

4.1.5. Khai thác, sử dụng và buôn bán cây thuốc của ngƣời dân trong xã Thống Nhất

Dù các cá nhân trong xã tham gia khai thác và buôn bán cây thuốc đã nhận thức đƣợc vai trò cây thuốc và sự suy giảm hiện nay, nhƣng thực tế vì nhu cầu thị trƣờng lớn, nên hoạt động khai thác vẫn mang tính phá hủy các loài cây thuốc. Đặc biệt là cây Ba kích, Sâm cau hay Tam tầng tuy số lƣợng khai thác và buôn bán lớn nhƣng do nhiều yếu tố khác nhau ( một phần là do chƣa có sự quan tâm và hỗ trợ về mặt kỹ thuật của các cấp chính quyền, một phần do thiếu sự giáo dục hay tuyên truyền của y tế hoặc lâm – nông nghiệp) dẫn tới càng làm cây thuốc đặc trƣng này của vùng kiệt quệ.

Ngoài ra, do quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp bởi quá trình công nghiệp hóa nên ngƣời dân tăng cƣờng hoạt động thu hái và buôn bán cây thuốc, do vậy càng làm trầm trọng thêm suy giảm tài nguyên cây thuốc trên địa bàn

75

xã Thống Nhất- huyện Hoành Bồ- tỉnh Quảng Ninh.

4.2. Bảo tồn và phát triển cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Phát triển tài nguyên cây thuốc:

Việc phát triển quy mô trồng cây thuốc của ngƣời dân ở xã Thống Nhất bị hạn chế bởi 3 yếu tố chính là (i) khả năng cung cấp giống cây thuốc trong khu vực, đặc biệt là các loài có nhu cầu phát triển nhƣ Ba kích hay Sâm cau, (ii) cơ chế chính sách không đƣợc chú trọng, và (iii) giới hạn diện tích trong các vƣờn công cộng. Do thiếu đầu tƣ nên trong các khu đất xung quanh công cộng không bố trí cho trồng cây thuốc.

4.2.2. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc:

Qua điều tra cho thấy ngƣời dân ở đây đa phần chƣa có ý thức trách nhiệm mang những cây thuốc về trồng ở vƣờn nhà mình. Những ngƣời đi thu hái thuốc cũng chỉ biết khai thác mỗi khi có ngƣời đặt hàng. Họ chƣa nhận ra sự cần thiết và tầm quan trọng của chúng. Chính vì điều này đã dẫn tới tài nguyên cây thuốc ngày một cạn kiệt. Để lấy một bài thuốc cần phải đi xa hơn, đi sâu vào rừng hơn. Cách thu hái của những ngƣời chuyên đi lấy thuốc cũng khác nhau đã dẫn tới tình trạng nhiều cây thuốc hiện không còn nữa hoặc còn rất ít. Mặt khác, sự tàn phá các ngọn núi hay quả đồi để khai thác đá cho mục đích khác cũng dẫn tới nhiều loài bị hủy hoại, nhƣ: Bình vôi, Vàng đắng, Thiên hoa phấn, Tầm xét,…

76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Về tính đa dạng sinh học và tri thức sử dụng tài nguyên cây thuốc ở Xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh

Qua điều tra ban đầu đã thu đƣợc 228 loài cây đƣợc ngƣời dân xã Thống Nhất sử dụng làm cây thuốc, thuộc 147 chi, 83 họ của 6 ngành thực vật. Các loài cây thuốc này thuộc 6 dạng sốngvà, phân bố ở 8 loại thảm thực vật khác nhau.

Các loài cây thuốc đƣợc ngƣời dân sử dụng để chữa 56 chứng bệnh khác nhau trong cộng đồng. Có hơn 10 bộ phận khác nhau, đƣợc sử dụng là thuốc, theo 10 cách dùng khác nhau để chữa bệnh.

2. Về tình trạng khai thác, sử dụng, và bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh

Có 26 loài cây thuốc đƣợc bán trên thị trƣờng thƣờng xuyên ở chợ thuốc Hòn Gai và thị trƣờng khác. Có 15 loài cây đã đƣợc nghiên cứu và thu mua để sản xuất trong công nghiệp dƣợc.

Có 13 loài đƣợc xác định không còn hoặc rất hiếm, có 7 loài có trong sách đỏ Việt Nam và 114 loài có trong Danh mục thuốc Nam thiết yếu. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát triển cây thuốc bản địa còn nhiều hạn chế, việc trồng cây thuốc bản địa chƣa phổ biến, chỉ có 29 loài cây thuốc đƣợc các ông lang bà mế mang về nhà trồng.

Có 2 loài cây thuốc đƣợc trồng và thu hái mạnh trong khu vực, gồm: Ba kích (trồng) và Sâm cau (thu hái từ rừng). Hai loại cây thuốc này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngƣời dân.

3. Về đề xuất bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc trong khu vực

Đã đề xuất 5 nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc trong khu vực, bao gồm: Đánh giá toàn diện nguồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực; khai thác hợp lý nguồn cây thuốc hoang dã; bảo tồn nguồn gen cây làm thuốc; khuyến khích phát triển trồng cây thuốc; các giải pháp về tổ chức và đề xuất vai trò của Trại giam Đông Triều có thể tham gia vào các hoạt động đã đề xuất.

77

KHUYẾN NGHỊ

1. Tiếp tục điều tra các cây thuốc ở xã Thống Nhất, tiến tới xây dựng bộ sách về cây thuốc trong xã để truyền bá cho các thế hệ trẻ về kiến thức của ông cha mình, nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của ngƣời dân địa phƣơng trong xã Thống Nhất.

2. Giúp đỡ ngƣời dân trong xã Thống Nhất trồng cây thuốc trong vƣờn: - Tiến hành nghiên cứu các cây thuốc đã đƣợc trồng tại vƣờn gia đình, rút kinh nghiệm và tìm nguyên nhân thành công và thất bại.

- Nghiên cứu sinh thái của chúng trong xã, tìm điều kiện sinh thái của chúng. - Có chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân trong xã Thống Nhất về trồng Cây thuốc (thuế, giống, đào tạo và tập huấn, nguồn vốn…).

3. Nghiên cứu các yếu tố văn hoá xã hội, kinh tế liên quan đến thu hái, chế biến, sử dụng và buôn bán cây thuốc. Sau đó biên soạn tài liệu và thực hiện các khoá giáo dục phƣơng pháp thu hái, chế biến, sử dụng bền vững cây thuốc, giúp đỡ ngƣời dân nâng cao giá trị của sản phẩm.

4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, cấm khai thác phá rừng để làm mục

Một phần của tài liệu Bước đầu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã thống nhất, huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)