Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 32)

6. Đóng góp mới

2.4.Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tính đa dạng các đơn vị phân loại. - Nghiên cứu tính đa dạng sống.

- Nghiên cứu tính đa dạng các yếu tố địa lý. - Nghiên cứu tính đa dạng công dụng. - Nghiên cứu tính đa dạng thảm thực vật.

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận

Tính đa dạng thực vật được thể hiện ở 2 phương diện: cá thể và quần thể. Đối với cá thể: cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ các nội dung về phương

thức sống, sinh trưởng phát triển, sinh sản,… từ đó đánh giá được nguồn gốc, phân bố, dạng sống của thực vật. Đối với quần thể: cần nghiên trong mối quan hệ tác động qua lại giữa cá thể loài cây với quần thể hay quần xã thực vật tại một sinh cảnh hay hệ sinh thái cụ thể để qua đó đánh giá được tính đa dạng về cấu trúc của quần xã hay kiểu thảm thực vật.

Tiến hành tìm hiểu, sưu tầm các thông tin, tài liệu có liên quan đến thảm thực vật, hệ thực vật đã có trong khu bảo tồn thông qua các cá nhân và tổ chức (Chi cục kiểm lâm, Ban lý khu bảo tồn, các cán bộ đã tham gia xây dựng khu bảo tồn, người dân nhất là các cán bộ lâm nghiệp chuyên trách tại các địa phương thuộc khu bảo tồn…). Thực hiện điều tra thực địa để thu thập số liệu thực tế. Trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thập được, đánh giá hiện trạng thảm thực vật, xác định loài có vai trò quan trọng và xây dựng chương trình giám sát.

Phương pháp điều tra

• Tuyến điều tra

Tuyến điều tra (TĐT) được thiết lập dựa trên các thông tin về thảm thực vật trong khu bảo tồn (bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch các phân khu chức năng), các thông tin từ ban quản lý, cán bộ chuyên môn của khu bảo tồn, người dân địa phương... Các tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng, các dạng địa hình, đai độ cao, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay suy thoái do tác động của con người. TĐT có hướng vuông góc với đường đồng mức. Chiều rộng quan sát của TĐT là 3m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo TĐT bố trí các OTC và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu.

• Ô tiêu chuẩn (OTC)

Chúng tôi áp dụng OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) cho các trạng thái rừng và thảm cây bụi. Trong OTC lập các ODB có diện tích 4m2 và 25m2

(5mx5m) thu thập số liệu về thành phần của thực vật. Ô dạng bản được bố trí ở 4 góc và hai đường chéo của ô tiêu chuẩn.

Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu theo tuyến điều tra:

Thu thập số liệu nghiên cứu về thành phần thực vật dọc theo tuyến điều tra, ghi chép tất cả các loài xuất hiện ở hai bên tuyến trong phạm vi 10m (đối với các loài cây gỗ), 4m (đối với các loài cây bụi, dây leo) và 1m đối với các loài thân thảo hay thực vật dưới tán.

-Thu thập số liệu trong OTC:

+ Trong OTC 400m2 đo chiều cao đường kính (H1.3) cây có D≥10cm + Trong ODB 25m2 đo chiều cao đường kính cây có D<10cm và H≥3m. + Trong ODB 4m2 thu thập số liệu cây tái sinh (cây có H<3m).

Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo hình thái và sinh lực phát triển và phân chia theo 3 cấp: tốt, trung bình và xấu. Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh. Cây trung bình là cây không cong queo, sâu bệnh, không gẫy cành, cụt ngọn nhưng khả năng sinh trưởng kém hơn, có thể còn đang bị chén ép bởi tầng cây bụi và thảm tươi. Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh, bị chèn ép bởi cây bụi và thảm tươi. Xác định cây chồi dựa vào vết sẹo trên gốc cây.

Những loài cây chưa biết tên khoa học thu thập tiêu bản để giám định tên trong phòng thí nghiệm.

Thảm tươi (ground cover vegetation) theo các chỉ tiêu: loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ÔDB. Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi đề tài dùng phương pháp dùng thước dây đo theo 2 đường chéo của ÔDB, đo từng đường chéo một và tính trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi

che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che phủ trung bình của một ODB.

Phương pháp phân tích số liệu

- Xác định các trạng thái thảm thực vật dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973). Phân tích phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934).

- Công dụng được xác định theo phân loại của Proser có các nhóm tài nguyên: Cây cho gỗ, cây cảnh, cây cho quả, cây cho tinh dầu, cây thuốc, cây thực phẩm, cây làm rau ăn, cây thức ăn gia súc...

- Xác định tên các loài cây theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1992 - 1993), theo “Danh lục thực vật Việt Nam” (tập 1,2,3) để chỉnh lí và lập danh lục các loài thực vật tại vùng nghiên cứu.

- Xác định các yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2004) có tham khảo phương pháp phân tích tính đa dạng yếu tố địa lý của Lê Trần Chấn, năm 1990, cho hệ thực vật Lâm Sơn, Hòa Bình.

- Xác định các loài thực vật quý hiếm theo “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2007; Nghị định 32/2006/NĐ- CP về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh lục Đỏ IUCN, 2009.

CHƢƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 32)