6. Đóng góp mới
4.6. xuất giải pháp bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học khu vực
nghiên cứu
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc với diện tích hơn 7000 ha, có Hồ Đại Lải, đồi Thằn Lằn từ lâu đã nổi tiếng là những địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc xây dựng sân golf, xây dựng các khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng… đã phần nào ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nơi đây.
Mặt khác, do tập quán của người dân trong xã và vùng lân cận là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong rừng: lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương rẫy, thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ khác,... nên có tác động tiêu cực tới thảm thực vật và diện tích rừng trong khu vực nghiên cứu.
Hơn nữa, giáp Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - xã Ngọc Thanh có khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), nhà máy Gạch Xuân Hòa (Phúc Yên),... Khi chúng hoạt động sẽ thải ra môi trường lượng khí thải lớn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật vùng nghiên cứu.
Do vậy, một yêu cầu đặt ra là phát triển kinh tế phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo cho phát triển bền vững. Nói cách
khác, mục tiêu phát triển kinh tế là một chủ trương đúng của chính quyền xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên song phải đặt nó trong tổng hòa của phức hệ kinh tế - sinh thái.
Trước hoàn cảnh đó, trên cơ sở nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh và tìm hiểu các vấn đề liên quan, chúng tôi đề xuất 2 cách nhằm nâng cao đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu:
- Thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài.
- Phục hồi rừng bằng cách làm giàu cá thể của các loài.
Với những đặc điểm và điều kiện của khu vực nghiên cứu, phương án bảo tồn tại chỗ, khoanh nuôi tác động phương thức lâm sinh nhẹ, xúc tiến tái sinh ở khu phục hồi sinh thái là thích hợp để bảo vệ đa dạng sinh học trong khu vực. Ngoài ra để thực hiện tốt công tác bảo tồn, nâng cao đa dạng thực vật, chúng ta cần thực hiện:
+ Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc quản lý, bảo vệ rừng như: Củng cố và xây dựng kế hoạch cho hợp lý; nâng cao trách nhiệm, tính gương mẫu của các cấp lãnh đạo ở địa phương; tăng cường tính nghiêm minh trong thi hành pháp luật; phối hợp với địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn.
+ Nâng cao đời sống nhân dân như: thực hiện một số chính sách; xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, cộng đồng;
+ Để đảm bảo mục tiêu giữ vững diện tích rừng hiện có, không ngừng nâng cao chất lượng của rừng, Trạm kiểm lâm Ngọc Thanh cần tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập các tổ bảo vệ rừng tại các thôn, phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho các hộ sống gần khu vực rừng, phối kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể mở các hội nghị lồng ghộp để tuyên truyền các văn bản pháp luật, chủ
trương chính sích của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng đến tận người dân; tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng cho hàng trăm hộ gia đình; in phát tới hộ gia đình, nhà trường, cơ quan, đơn vị hàng nghìn tờ gấp bảo vệ rừng; chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước về bảo vệ rừng và phát triển rừng và quán triệt đến từng người; ký hàng trăm cam kết, thảo ước bảo vệ rừng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về rừng, pháp luật trong lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân và các tổ chức đoàn thể tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng, Trạm kiểm lâm Ngọc Thanh nên thường xuyên phối hợp với tổ bảo vệ rừng ở địa bàn thôn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng.
+ Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng đến cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, lực lượng kiểm lâm địa bàn xã Ngọc Thanh phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tiến hành rà soát, bàn giao toàn bộ diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp đến cho các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình.
+ Xây dựng các phương án bảo tồn ở cấp quần thể và loài quý hiếm theo phương pháp nguyên vị, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong điều kiện tự nhiên.
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết với các Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học nhằm tiếp cận những thông tin mới, phương pháp tiên tiến và tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Cần phải bảo vệ và nghiên cứu nhân giống, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh các loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu như: Trám trắng (Canarium album), Lim xanh (Erythrophloeuma fordii), Kháo vàng (Machilus bonii), Giổi (Michelia mediocris)...
+ Cần có biện pháp đối với những quần thể có kích thước nhỏ như khoanh nuôi tái sinh, gây trồng để mở rộng diện tích quần thể và tăng số lượng cá thể của loài để ổn định và phát triển quần thể.
+ Tiếp tục thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, nâng cao đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ