Một số công trình nghiên cứu về các loài thực vật quý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 29)

6. Đóng góp mới

1.2.2.5. Một số công trình nghiên cứu về các loài thực vật quý

Ở nước ta, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng còn rất ít. Năm 1992, 1996 tập thể tác giả thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia nay thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xuất bản tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), cuốn sách này đã cung cấp những căn cứ để nhận biết các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Năm 2007, cuốn sách này được sửa đổi, bổ sung, trong sách này công bố ở nước ta có 847 loài, thuộc 201 họ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006 đã chia động - thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm:

+ Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại,

gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường, hoặc có giá trị kinh tế cao, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng thuộc nhóm I được phân chia thành: nhóm IA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là ngành Thông (7 loài) và ngành Mộc lan (8 loài); nhóm IB gồm các động vật rừng.

+ Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm các

động- thực vật rừng có giá trị khoa học, môi trường , hoặc có giá trị kinh tế cao, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng thuộc nhóm II cũng được phân chia thành: nhóm IIA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là ngành Thông (10 loài) và ngành Mộc lan (27 loài); nhóm IIB gồm các động vật rừng.

Một trong các công trình nghiên cứu về các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng là công trình của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ (2009). Khi nghiên cứu về hiện trạng hệ thực vật ở khu bảo tồn Thần Sa- Phượng Hoàng (Võ Nhai- Thái Nguyên) đã thống kê và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng gồm 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Báo cáo “kết quả điều tra khu hệ động - thực vật vườn quốc gia Tam Đảo” năm 2000, của phòng thực vật thuộc Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật đã thống kê được 1282 loài thực vật, 660 chi thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 66 loài thực vật quý hiếm và một số loài đặc hữu (7 loài đang nguy cấp; 11 loài sẽ nguy cấp; 2 loài cấp hiếm; 11 loài cấp bị đe dọa).

Tóm lại, trên thế giới, ở Việt Nam và ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật. Tuy nhiên, nghiên cứu tính đa

dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh- Vĩnh Phúc thì chưa có nên đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh- Vĩnh Phúc” là đề tài mới và không trùng lặp bất kì công trình nào khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có tham khảo, sử dụng một số tài liệu, kết quả thu được về đa dạng thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đóng trên địa bàn xã Ngọc Thanh.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Một số thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.

Tài liệu: Các tài liệu về tính đa dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên thế giới và Việt Nam, nhất là các chuyên khảo.

Mẫu vật: Các mẫu vật thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, thuộc xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2. 3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5/ 2012- 6/2013

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tính đa dạng các đơn vị phân loại. - Nghiên cứu tính đa dạng sống.

- Nghiên cứu tính đa dạng các yếu tố địa lý. - Nghiên cứu tính đa dạng công dụng. - Nghiên cứu tính đa dạng thảm thực vật.

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận

Tính đa dạng thực vật được thể hiện ở 2 phương diện: cá thể và quần thể. Đối với cá thể: cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ các nội dung về phương

thức sống, sinh trưởng phát triển, sinh sản,… từ đó đánh giá được nguồn gốc, phân bố, dạng sống của thực vật. Đối với quần thể: cần nghiên trong mối quan hệ tác động qua lại giữa cá thể loài cây với quần thể hay quần xã thực vật tại một sinh cảnh hay hệ sinh thái cụ thể để qua đó đánh giá được tính đa dạng về cấu trúc của quần xã hay kiểu thảm thực vật.

Tiến hành tìm hiểu, sưu tầm các thông tin, tài liệu có liên quan đến thảm thực vật, hệ thực vật đã có trong khu bảo tồn thông qua các cá nhân và tổ chức (Chi cục kiểm lâm, Ban lý khu bảo tồn, các cán bộ đã tham gia xây dựng khu bảo tồn, người dân nhất là các cán bộ lâm nghiệp chuyên trách tại các địa phương thuộc khu bảo tồn…). Thực hiện điều tra thực địa để thu thập số liệu thực tế. Trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thập được, đánh giá hiện trạng thảm thực vật, xác định loài có vai trò quan trọng và xây dựng chương trình giám sát.

Phương pháp điều tra

• Tuyến điều tra

Tuyến điều tra (TĐT) được thiết lập dựa trên các thông tin về thảm thực vật trong khu bảo tồn (bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch các phân khu chức năng), các thông tin từ ban quản lý, cán bộ chuyên môn của khu bảo tồn, người dân địa phương... Các tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng, các dạng địa hình, đai độ cao, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay suy thoái do tác động của con người. TĐT có hướng vuông góc với đường đồng mức. Chiều rộng quan sát của TĐT là 3m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo TĐT bố trí các OTC và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu.

• Ô tiêu chuẩn (OTC)

Chúng tôi áp dụng OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) cho các trạng thái rừng và thảm cây bụi. Trong OTC lập các ODB có diện tích 4m2 và 25m2

(5mx5m) thu thập số liệu về thành phần của thực vật. Ô dạng bản được bố trí ở 4 góc và hai đường chéo của ô tiêu chuẩn.

Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu theo tuyến điều tra:

Thu thập số liệu nghiên cứu về thành phần thực vật dọc theo tuyến điều tra, ghi chép tất cả các loài xuất hiện ở hai bên tuyến trong phạm vi 10m (đối với các loài cây gỗ), 4m (đối với các loài cây bụi, dây leo) và 1m đối với các loài thân thảo hay thực vật dưới tán.

-Thu thập số liệu trong OTC:

+ Trong OTC 400m2 đo chiều cao đường kính (H1.3) cây có D≥10cm + Trong ODB 25m2 đo chiều cao đường kính cây có D<10cm và H≥3m. + Trong ODB 4m2 thu thập số liệu cây tái sinh (cây có H<3m).

Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo hình thái và sinh lực phát triển và phân chia theo 3 cấp: tốt, trung bình và xấu. Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh. Cây trung bình là cây không cong queo, sâu bệnh, không gẫy cành, cụt ngọn nhưng khả năng sinh trưởng kém hơn, có thể còn đang bị chén ép bởi tầng cây bụi và thảm tươi. Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh, bị chèn ép bởi cây bụi và thảm tươi. Xác định cây chồi dựa vào vết sẹo trên gốc cây.

Những loài cây chưa biết tên khoa học thu thập tiêu bản để giám định tên trong phòng thí nghiệm.

Thảm tươi (ground cover vegetation) theo các chỉ tiêu: loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ÔDB. Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi đề tài dùng phương pháp dùng thước dây đo theo 2 đường chéo của ÔDB, đo từng đường chéo một và tính trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi

che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che phủ trung bình của một ODB.

Phương pháp phân tích số liệu

- Xác định các trạng thái thảm thực vật dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973). Phân tích phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934).

- Công dụng được xác định theo phân loại của Proser có các nhóm tài nguyên: Cây cho gỗ, cây cảnh, cây cho quả, cây cho tinh dầu, cây thuốc, cây thực phẩm, cây làm rau ăn, cây thức ăn gia súc...

- Xác định tên các loài cây theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1992 - 1993), theo “Danh lục thực vật Việt Nam” (tập 1,2,3) để chỉnh lí và lập danh lục các loài thực vật tại vùng nghiên cứu.

- Xác định các yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2004) có tham khảo phương pháp phân tích tính đa dạng yếu tố địa lý của Lê Trần Chấn, năm 1990, cho hệ thực vật Lâm Sơn, Hòa Bình.

- Xác định các loài thực vật quý hiếm theo “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2007; Nghị định 32/2006/NĐ- CP về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh lục Đỏ IUCN, 2009.

CHƢƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên.

3.1.1. Vị trí địa lý

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh,

Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Khu vực Trạm ở toạ độ 21023’57 – 2102535

độ vĩ Bắc và 1050

42’40 – 105046’65 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, phía Đông và Nam giáp Hợp tác xã Đồng Trầm - xã Ngọc Thanh, phía Tây giáp xã Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên) - xã vùng đệm thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo.

Trạm có diện tích khoảng 171 ha (chiều dài khoảng 3000 m; chiều rộng trung bình là 550 m, chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m).

3.1.2. Địa hình

Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Nam dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Là nơi có địa hình dốc, độ chia cắt mạnh với nhiều dông phụ gần vuông góc với dông chính. Độ dốc trung bình 15 – 250, nhiều nơi dốc từ 30 – 350. Độ cao từ 100 - 520 m so với mực nước biển và độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam.

3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng

3.1.3.1. Địa chất

Khu vực nghiên cứu là một bộ phận của dãy núi Tam Đảo nên có cấu tạo địa chất chủ yếu bằng hệ tầng phún trào axít gồm các lớp Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau có độ tuổi 256 triệu năm.

3.1.3.2. Thổ nhưỡng

Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều Thạch anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc cao bị xói mòn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 - 400 m).

Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:

- Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ưu thế do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích luỹ cao. Do đất phát triển trên đá Mácma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.

- Ở độ cao dưới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét phổ biến là Kaolinit.

Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dưới 100 m. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã được khai phá để trồng lúa và hoa màu.

Đất thuộc loại chua với độ pH 3,5 - 5,5 độ dày tầng đất trung bình 30 - 40 cm.

3.1.4. Khí hậu thuỷ văn

3.1.4.1. Khí hậu

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Số liệu quan sát từ năm 1995 - 2007 tại trạm khí tượng thủy văn Vĩnh Yên (độ cao 50 m).

Bảng 2.1. Số liệu khí tƣợng trạm khí tƣợng Vĩnh Yên

Yếu tố Trạm Vĩnh Yên

Nhiệt độ bình quân năm ( 0 C) Nhiệt độ tối cao tương đối ( 0 C) Nhiệt độ tối thấp tương đối ( 0 C) Lượng mưa bình quân năm (mm) Số ngày mưa/năm

Lượng mưa cực đại trong ngày(mm) Độ ẩm trung bình (%) Độ ẩm cực tiểu (%) Lượng bốc hơi (mm) 23,9 41,5 3,2 1358,7 142,5 284,0 83,0 14,0 1040,1

Số liệu quan sát ở bảng 2.1 cho thấy nhiệt độ trung bình năm là 23,90C (trung bình mùa Hè là 27 – 290C, trung bình mùa Đông 16 – 170C).

Lượng mưa trung bình 1358,7 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung vào các tháng 6,7, 8, 9. Cao nhất là vào tháng 8. Số ngày mưa khá nhiều 142 ngày/năm. Độ ẩm trung bình 83%, thấp vào tháng 2 dưới 80%.

3.1.4.2. Thuỷ văn

Trạm Đa dạng sinh học Mê linh là một trong những khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải.

Sông suối: Có một suối nhỏ nước chảy quanh năm bắt nguồn từ điểm cực Bắc, chảy dọc biên giới phía Tây giáp với Vườn quốc gia Tam Đảo và

gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối cạn ngắn chỉ có nước sau những trận mưa.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số của xã là 139 người/km2, dân tộc kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 3 triệu đồng/người/năm.

Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu những tác động tiêu cực như: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội của Nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa cao: rừng bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương rẫy.... Các nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm cây bụi. Theo Niên giám thống kê năm 2003 thì huyện Mê Linh chỉ còn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)