nước): trường hợp sự cố tại đập Suối Trầu.
1.4.2.1. Địa điểm:
Hồ chứa nước Suối Trầu được xây dựng trên Suối Trầu là chỉ lưu bên
phải của sông Cái Ninh Hòa, tại xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
1.4.2.2. Kết cấu đập:
Đập chính Suối Trầu được xây dựng bằng đất đồng chất.
1.4.2.3. Sự cố:
Vào lúc 12h30 ngày 11/11/1977, xuất hiện một lỗ rò có nước đục chảy ra ở hạ lưu đập bên phải tường đầu cạnh mang cống hạ lưu, cách tim cống 1,5m, ở cao trình 16,7 – 16,8 m, nằm cao hơn tường đầu 0,5m. Đến 13h phát sinh thêm 1 lỗ rò phía mang bên trái cống.
Đến 17h hình thành xoáy nước lớn ở cửa lỗ rò thượng lưu, cách tim cống 4 -5m về bên trái, nằm trùng với cơ đập, tức là mang cống thượng lưu;
dòng chảy rất mạnh, cuốn theo tất cả những hòn đá hộc dùng để bịt và trôi về
phía hạlưu. Mái đập thượng lưu bị sụt nhanh chóng.
Đến 18h hình thành 2 hành lang lớn có đường kính trên 2m ở 2 bên mang cống, nước chảy bắn xa.
02h ngày 12/11/1977 thì đỉnh đập bị sập xuống và đập bị vỡ.
1.4.2.4. Nguyên nhân[5]:
Sự cốđập Suối Trầu có nguyên nhân của thiết kế và thi công hố móng và phần tiếp giáp giữa cống và đập. Trong thiết kế không quy định riêng về
chất lượng đất đắp mang cống, vì thế khi thi công vẫn dùng chung loại đất với các chỉ tiêu thiết kế đất đắp mang cống như đối đất đắp đập. Hơn nữa ngay từ
khâu thiết kế cũng đã không có biện pháp để đảm bảo chất lượng vùng tiếp giáp của cống với đập – là một trong những nơi xung yếu trong đập đất. Đồng thời chất lượng đầm đất mang cống rất kém. Vì thế ngay sau khi nước hồ
chứa vượt cao hơn đỉnh tường đầu thượng lưu, nước đã luồn vào mang cống,
nhanh chóng làm nhão đất đắp kém chất lượng ở mang cống, sau đó theo
mang cống chảy ra hạ lưu tạo thành dòng thấm kéo theo bùn từ đất trong mang cống. Lúc đầu là mang cống bên phải, sau đó là mang bên trái đều xảy ra tình trạnh này. Do dòng thấm kéo trôi hết đất tan rã trong mang cống, nên
lúc đầu hình thành 2 ống ngầm ở 2 bên mang cống. Các ống ngầm này phát triển rất nhanh và khi vượt khỏi đỉnh cống thì mở rộng thành một hành lang dòng chảy ngầm trong thân đập. Khi đó do vận tốc nước chảy rất lớn nên
càng đẩy nhanh quá trình phát triển cho đến khi vòm hành lang mất trạng thái cân bằng thì sập xuống và dẫn đến đập bị vỡ.
Thấm dị hướng, đường bão hào dâng cao hơn so với tính toán: