Hình thành các hang thấm, ống thấm trong thân đập và nền: trường hợp sự cố

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu kích thước hợp lý của chân răng cắt qua tầng thấm mạnh ở nền đập đất (Trang 25)

hợp sự cố ở đập Suối Hành[5]

1.4.1.1. Địa điểm:

Hồ chứa nước Suối Hành tại xã Cam Phước Đông, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

1.4.1.2. Kết cấu đập:

+ Thân đập: là loại đập đồng chất bằng đất đắp.

+ Nền đập

− Phần lòng sông: Đào chân khay qua lớp bồi tích đến mặt đá phong

hóa với chiều rộng đáy B = 12m, độ dốc mái đào là ¼. Không xử lý phần đá

phong hóa và nứt nẻ.

− Phần 2 vai đập: Chỉ bóc lớp đất hữu cơ, không có chân khay, không

xửlý đá phong hóa và đá nứt nẻ.

− Thiết bị tiêu nước: kiểu đệm tiêu nước trải dưới chân đập phía hạ lưu kết hợp áp mái ở chân mái hạ lưu đập.

1.4.1.3. Sự cố:

− Đầu tháng 12/1986 do ảnh hưởng của 1 đợt áp thấp nhiệt đới, một trận mưa lớn đã xảy ra trên lưu vực hồ Suối Hành. Chỉ trong vòng 12h từ 19h

ngày 01/12/1986 đến 07h ngày 02/12/1986 nước trong hồ từ cao trình 26,90m

tăng đột ngột lên 31,40m. Vào lúc 13h ngày 02/12/1986 đã phát hiện ra 1 vòi

nước đục chảy ra phía hạ lưu ở cao trình 26m, cách cửa ra của cống lấy nước 70m về phía lòng sông.

− Vào lúc 15h ngày 02/12/1986 trong khi nước hồ đang dâng lên,

phát hiện ra 2 vết nứt ngang đập thẳng góc với tim đập và có cả vết nứt dọc

đập. Sau đó lại xuất hiện thêm vết nứt ngang khác trong phạm vi đập ở vùng lân cận bậc thềm suối bên cạnh cống lấy nước.

− Vào lúc 2h15’ ngày 03/12/1986 đập bị vỡ 1 đoạn ở sát cống lấy

nước. Sau đó vỡ tiếp 1 đoạn đập ở phần lòng suối. Ngoài 2 đoạn đập bị còn phát hiện thêm 3 hang ngầm ở vai phải đập có đường kính 20 – 30 cm từ mái hạ lưu ăn sâu vào thân đập.

1.4.1.4. Nguyên nhân[5]:

Sự cố đập Suối Hành có nhiều nguyên nhân như công tác khảo sát địa chất công trình sơ sài đối với đất đắp đập và nền; do lũ lớn đột ngột, chất

lượng thi công và quản lý công trình chưa tốt. Trong đó có nguyên nhân do

không xử lý nền đập, các kẽ nứt ở nền đập không được bịt kín, đặc biệt là các kẽ nứt lớn tới 3 – 4cm trở thành các dòng chảy ngầm trong nền đập từ thượng

lưu thông về hạ lưu khi hồ chứa tích nước. Phần đất ở đáy đập tiếp xúc với các kẽ nứt này sẽ bịnước xói rửa kéo trôi, nhất là đối với loại đất có tính tan rã mãnh liệt khi bão hòa nước như đất đắp đập Suối Hành, thì quá trình xói rửa kéo trôi đất xảy ra rất nhanh và hình thành các hành lang ngầm dẫn nước chảy trong thân đập. Các hành lang này lại thúc đẩy quá trình tan rã đất và lún

ướt làm cho hành lang phát triển nhanh hơn, thúc đẩy quá trình nứt đập và góp phần gây ra sự cốcông trình đập Suối Hành.

Thấm mạnh ở phần tiếp giáp với công trình bê tông (tràn, cống lấy

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu kích thước hợp lý của chân răng cắt qua tầng thấm mạnh ở nền đập đất (Trang 25)