Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và hiệu quả phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong bệnh lý phổi (FULL TEXT) (Trang 54)

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp báo cáo loạt ca kiểu mô tả dọc tiến cứu.

2.2.2 Số lượng bệnh nhân

Vì là phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá sự an toàn, hiệu quả của một phương pháp phẩu thuật, với mục tiêu an toàn, tỷ lệ tử vong thấp nhất nên chúng tôi chọn tỷ lệ thành công, không tử vong khi PTNS cắt thùy phổi làm tiêu chí chính để tính toán cỡ mẫu khi tiến hành thiết lập qui trình nghiên cứu.

Số lượng bệnh nhân cho mẫu nghiên cứu được tính theo công thức như sau: Công thức tính cỡ mẫu: n ≥ Z2

1-α/2 x P(1-P) β2

Z: là trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95%, Z1-α/2 = 1.96 α: là xác suất sai lầm loại 1, = 0,05

β: là độ chính xác, sai số cho phép, β = 0,02

P: là tỷ lệ bệnh nhân bệnh phổi được PTNS cắt thùy phổi thành công, không tử vong. Tỷ lệ này theo nghiên cứu tổng hợp trên 1281 ca của tác giả Subroto Paul là 99.06% [104]

Thay vào công thức trên, kết quả chúng tôi tính được cỡ mẫu thấp nhất cần thiết cho nghiên cứu là n ≥ 89 bệnh nhân.

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân đều được khám, chẩn đoán và PTNS cắt thùy phổi, chăm sóc sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Lồng Ngực, BV Chợ Rẫy.

Để bảo đảm tính thuần nhất của nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán, chuẩn bị trước phẫu thuật, phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật, tái khám và theo dõi sau phẫu thuật đều do các phẫu thuật viên của khoa Ngoại Lồng Ngực, BV Chợ Rẫy thực hiện.

2.2.4 Thời gian nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và hiệu quả phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong bệnh lý phổi (FULL TEXT) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)