Chi phí đại diện theo chiều ngang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của cấu trúc sỡ hữu đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 44)

Để kiểm định chi phí đại diện có bị tác động bởi sự phân tán của cấu trúc sở hữu hay không, tác giả kiểm định thêm biến chênh lệch vốn góp giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ (DIF) với giả định độ phân tán của cấu trúc sở hữu càng lớn thì chi phí đại diện càng cao.

Bảng 4.12 Thống kê mô tả về chênh lệch vốn góp giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ

Chênh lệch vốn góp cổ đông lớn - nhỏ (DIF)

Có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình

Không có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình Trung bình 26.7445 37.0130 Trung vị 22.31 37.72 Cao nhất 93.44 100 Thấp nhất 0.16 0.2 Độ lệch chuẩn 23.78433693 23.97834828 Nguồn: http://finance.vietstock.vn

Vốn góp cổ đông nhỏ (VGCDN) được đo lường bằng tổng sở hữu của tất các cổ đông sở hữu bé hơn 5% vốn điều lệ của công ty. Theo lý thuyết của Hongxia Li and

Liming Cui 2003 kết luận khi phần vốn góp của các cổ đông nhỏ dần tăng lên thì chi

phí đại diện dần giảm đi. Mike Burkart, Denis gromb, Fausto Panunzi, 1997 chỉ ra cấu trúc sở hữu phân tán thì các cổ đông sẽ không can thiệp quá mức được vào hoạt động của giám đốc. Khi vốn góp cổ đông lớn gia tăng, quyền kiểm soát của các cổ đông sẽ hiệu quả hơn vì vậy sẽ giúp gia tăng hiệu quả công ty.

Tác giả sử dụng biến chênh lệch vốn góp giữ cổ đông lớn và cổ đông nhỏ để đo lường chi phí đại diện (Sridhar Gogineni, Scott C. Linn, Pradeep K. Yadav 2009) với giả định chênh lệch này càng lớn thì độ phân tán sở hữu của công ty càng lớn. Chi phí đại diện sẽ gia tăng khi độ phân tán cấu trúc sở hữu càng lớn (Mike Burkart,

Denis gromb, Fausto Panunzi, 1997). Chênh lệch vốn góp cổ đông lớn và cổ đông

nhỏ trung bình của nhóm công ty có kiểm soát của tổ chức hoặc gia đình thấp hơn nhóm công ty không có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình. Theo thống kê mô tả thì độ phân tán cấu trúc sở hữu của nhóm công ty có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình ít hơn nhóm công ty không bị kiểm soát, có thể suy ra chi phí đại diện thấp hơn ở nhóm công ty có sự kiểm soát ( Bảng 4.12 )

Gọi biến DIF là sự chênh lệch về phần vốn góp giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ của công ty. Khi chênh lệch này càng lớn ( DIF càng lớn) sự phân tán vốn cổ phần của công ty càng cao. DIF được tính bằng giá trị tuyệt đối.

DIF = │Vốn góp cổ đông lớn - Vốn góp cổ đông nhỏ│

Bảng 4.13 Kết quả hồi quy với Asset turnover là biến phụ thuộc, biến kiểm soát DIF

Có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình

Không có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình

Unstandardiz ed

Coefficients t Sig. Unstandardized Coefficients t Sig.

(Constant) -1.248 -2.595 .011 (Consta nt) -1.529 -3.849 .000 CON 1.335 3.278 .002 CON .919 3.109 .002 REP -1.884 -2.710 .008 REP -.920 -1.975 .050 NDH -2.017 -3.380 .001 NDH -2.158 -3.694 .000 SIZE .427 6.806 .000 SIZE .380 7.539 .000 DIF -.008 -2.411 .018 DIF .004 1.383 .169 R Square .462 R Square .343

Adjusted R Square .426 Adjusted R Square .322

Std. Error of the Estimate 0.703314332 Std. Error of the Estimate 0.761350289 F 12.728 F 16.189 Sig. .000 Sig. .000

Khi đưa tất cả các biến giải thích bao gồm: VGHDQT, VGBDH, VGCDL, CON, REP, TM, NNH, NDH, VGCDN, SIZE, AGE, DIF vào mô hình hồi quy với Asset turnover là biến phụ thuộc bằng phương pháp Enter, tác giả nhận thấy biến VGHDQT, VGBDH, TM, NNH, SIZE, AGE không có ý nghĩa thống kê, hệ số p- value >0.05. Biến VGCDL và VGCDN xảy ra tình trạng đa cộng tuyến (6).

(6)

Tác giả loại bỏ tám biến trên và chạy lại hồi quy, kết quả thể hiện ở bảng 4.13 với R2 điều chỉnh tăng lên và R2 là 0.462 và 0.343. Mô hình giải thích được từ 34.3% đến 46.2% quan hệ giữa các biến.

Kết quả hồi quy cho thấy, chênh lệch vốn góp giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ (DIF) tăng lên 1% thì Asset turnover giảm 0.08 lần ( p-value =0.018) đối với công ty cổ phần có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình và tăng lên 0.04 lần ( p- value = 0.169) đối với công ty cổ phần không có sự kiểm soát. Điều này cho rằng khi độ phân tán của cấu trúc sở hữu càng lớn thì sẽ làm giảm Asset turnover ngụ ý chi phí đại diện càng tăng ( Mike Burkart, Denis gromb, Fausto Panunzi, 1997).

Bảng 4.14 Kết quả hồi quy với ROA là biến phụ thuộc, biến kiểm soát DIF

Có kiểm soát của một tổ chức hoặc

gia đình Không có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình

Unstandard ized Coefficient s t Sig. Unstandardized Coefficients t Sig. (Constant) .073 4.531 .000 (Constant) .077 5.654 .000 VGHDQ T .055 2.343 .022 VGHDQT .032 1.359 .176 VGBDH -.077 -2.299 .024 VGBDH -.047 -1.239 .217 TM .321 5.023 .000 TM .289 4.958 .000 NNH -.116 -2.734 .008 NNH -.113 -4.102 .000 NDH -.126 -2.921 .005 NDH -.108 -2.516 .013 DIF .000 .069 .945 DIF .000 .129 .898 R Square .550 R Square .361

Adjusted R Square .513 Adjusted R Square .336

Std. Error of the Estimate 0.048150494338 Std. Error of the Estimate 0.05183929692 F 14.866 F 14.507 Sig. .000 Sig. .000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi đưa tất cả các biến giải thích bao gồm: VGHDQT, VGBDH, CON, REP, TM, NNH, NDH, SIZE, AGE, DIF vào mô hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc bằng phương pháp Enter, tác giả nhận thấy biến CON, REP, SIZE, AGE không có ý nghĩa thống kê, hệ số p-value >0.05 (7). Tác giả loại bỏ bốn biến trên và chạy lại hồi quy, kết quả thể hiện ở bảng 4.14 với R2 điều chỉnh tăng lên và R2 là 0.550 và 0.361. Mô hình giải thích được từ 36.1% đến 55% quan hệ giữa các biến.

Tuy nhiên kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROA thể hiện các kết quả không có ý nghĩa thống kê. Không kết luận được sự ảnh hưởng của độ phân tán cấu trúc sở hữu tác động đến chi phí đại diện dựa vào biến ROA.

Tóm lại, bài nghiên cứu này sử dụng mô hình ước tính cấu trúc sở hữu tập trung có sự kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình tác động đến chi phí đại diện của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM theo mô hình tương tự của ang Sridhar Gogineni, Scott C.Linn, Pradeep K.Yadav, 2009 với phương pháp bình phương tối thiểu đối với dữ liệu bảng để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc sở hữu có tác động đến chi phí đại diện.

Phân tích phi biến cho rằng nhóm công ty với cấu trúc sở hữu có kiểm soát của tổ chức gia đình hoạt động hiệu quả hơn các công ty không có kiểm soát, tuy nhiên sự chênh lệch là không quá lớn, chứng tỏ chi phí đại diện là có chênh lệch nhưng không quá lớn giữa hai nhóm công ty này. Vậy cấu trúc sở hữu có tác động đến chi phí đại diện

Từ kết quả thực nghiệm của mô hình nghiên cứu, các yếu tố như mức độ tập trung quản lý của hội đồng quản trị(CON) có tương quan dương với Asset turnover nghĩa là khi tỷ lệ các thành viên hội đồng quản trị tham gia điều hành công ty càng lớn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản làm giảm chi phí đại diện; Vốn góp của

(7)

hội đồng quản trị (VGHDQT) có tương quan dương với ROA, nghĩa là khi vốn góp của hội đồng quản trị tăng lên sẽ làm cho ROA tăng lên. Vốn góp của ban điều hành (VGBDH) có tương quan âm với ROA nghĩa là khi vốn góp của ban điều hành tăng lên ROA sẽ giảm đi. Tuy nhiên mức độ biến đổi không quá lớn.

Các hệ số nợ ngắn hạn (NNH), nợ dài hạn (NDH) có tương quan âm với Asset turnover và ROA nghĩa là khi nợ tăng lên sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản và suất sinh lợi trên tài sản, ngụ ý làm tăng chi phí đại diện . Điều này trái với kết luận của Rebel A. Cole and James Wuh Lin* 1999, Hongxia Li and Liming Cui 2003, James S.Ang, Sridhar Gogineni, Scott C. Linn, Pradeep K. Yadav 2009.

Tỷ lệ tiền mặt (TM) có tương quan dương với ROA, khi tiền mặt tăng lên sẽ làm tăng suất sinh lợi trên tài sản. Quy mô công ty (SIZE) cũng tác động làm tăng Asset turnover của công ty, khi quy mô công ty tăng lên thì hiệu quả sử dụng tài sản tăng lên. Vậy khi tăng lượng tiền mặt hay quy mô công ty sẽ làm giảm chi phí đại diện cho doanh nghiệp. Vốn góp cổ đông lớn (VGCDL), mức độ đại diện (REP) và độ tuổi công ty (AGE) không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Chênh lệch vốn góp giữa cổ đông lớn và cổ đông lớn (DIF) có tương quan âm với Asset turnover nghĩa là khi sự phân tán cấu trúc sở hữu càng lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản tức là làm tăng chi phí đại diện.

Tóm lại, với cấu trúc sở hữu có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình có hiệu quả sử dụng tài sản và suất sinh lợi trên tài sản cao hơn cấu trúc sở hữu không có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình( thể hiện qua biến CON, VGHDQT, TM, SIZE). Chứng tỏ công ty có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình có chi phí đại diện thấp hơn công ty không có sự kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình với các kết luận có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả đã chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu của công ty cổ phần có tác động đến chi phí đại diện. Điều này có ý nghĩa không chỉ riêng với mẫu quan sát là các công ty niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM mà còn có

ý nghĩa đối với tất cả các công ty cổ phần Việt Nam. Các yếu tố về cấu trúc sở hữu như vốn góp của hội đồng quản trị, số thành viên hội đồng quản trị tham gia vào ban điều hành sẽ tác động mạnh vào hiệu quả hoạt động của công ty, tác động đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu này góp phần giúp các nhà quản trị doanh nghiệp định hướng mục tiêu tối ưu hoá cấu trúc sở hữu trong tổng hoà các mục tiêu khác của doanh nghiệp để hạn chế đến thấp nhất chi phí đại diện, đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho công ty.

CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của cấu trúc sỡ hữu đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 44)