Chi phí đại diện được đo lường bởi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của cấu trúc sỡ hữu đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 42)

Bảng 4.11 Kết quả hồi quy với ROA là biến phụ thuộc Công ty có kiểm soát của một tổ

chức hoặc gia đình Công ty không có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình

Unstandardized Coefficients t Sig. Unstandard ized Coefficient s t Sig. (Constant) .076 2.061 .043 (Constant) .046 2.689 .008 VGHDQ T .054 2.261 .027 VGHDQ T .016 .661 .510 VGBDH -.073 -2.078 .041 VGBDH -.065 -1.725 .087 VGCDL .000 .031 .975 VGCDL .001 2.396 .018 CON -.007 -.360 .720 CON .022 1.498 .136 TM .321 5.001 .000 TM .286 5.004 .000 NNH -.117 -2.737 .008 NNH -.099 -3.586 .000 NDH -.127 -2.924 .005 NDH -.111 -2.625 .010 R Square .551 R Square .388

Adjusted R Square .507 Adjusted R Square .360 Std. Error of the Estimate 0.04844010552 Std. Error of the

Estimate 0.050890359

F 12.609 F 13.874

Sig. .000 Sig. .000

*Mức ý nghĩa thống kê là 5%

Khi đưa tất cả các biến giải thích bao gồm: VGHDQT, VGBDH, VGCDL, CON, REP, TM, NNH, NDH, SIZE, AGE vào mô hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc bằng phương pháp Enter, tác giả nhận thấy biến REP, SIZE, AGE không có ý

nghĩa thống kê, hệ số p-value >0.05 (5). Tác giả loại bỏ ba biến trên và chạy lại hồi quy, kết quả thể hiện ở bảng 4.11 với R2 điều chỉnh tăng lên và R2 là 0.551 và 0.388. Mô hình giải thích được từ 38.8% đến 55.1% quan hệ giữa các biến.

Kết quả hồi quy cho thấy, vốn góp của thành viên hội đồng quản trị (VGHDQT) tăng lên 1% thì ROA tăng lên 0.054 lần ( p-value =0.027) đối với công ty cổ phần có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình và 0.016 lần ( p-value = 0.510) đối với công ty cổ phần không có sự kiểm soát. Điều này cho rằng khi các thành viên hội đồng quản trị sở hữu càng nhiều vốn cổ phần của công ty sẽ làm ROA tăng lên ngụ ý rằng làm giảm chi phí đại diện (Fama và Jensen, 1983). ROA ở công ty có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình tăng nhiều hơn chứng tỏ chi phí đại diện trong nhóm công ty này thấp hơn nhóm còn lại. Chi phí đại diện có bị tác động bởi tỷ lệ vốn cổ phần các thành viên hội đồng quản trị và tỷ lệ này càng tăng càng làm giảm chi phí đại diện.

Khi vốn góp của ban điểu hành (VGBDH) tăng lên 1%, ROA trong công ty có kiểm soát giảm đi 0.073 lần ( p-value = 0.041) trong khi công ty không có kiểm soát giảm đi 0.065 lần ( p-value = 0.087). Khi vốn góp ban điều hành tăng lên, ROA giảm đi ngụ ý chi phí đại diện tăng lên. Vốn góp ban điều hành tăng lên làm tăng chi phí đại diện tại các doanh nghiệp niêm yết tạiSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Tiền mặt (TM) cũng tác động làm tăng ROA, khi tỷ lệ tiền và các khoảng tương đương tiền trên tổng tài sản tăng lên 1% thì ROA trong công ty có kiểm soát tăng lên 0.321 lần (p-value = 0.000) trong khi công ty không có kiểm soát tăng lên 0.286 lần (p-value =0.000). Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản công ty có kiểm soát làm tăng ROA nhiều hơn công ty không bị kiểm soát. Ngụ ý, công ty có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình khi tăng lượng tiền mặt của công ty lên 1%, chi phí đại diện tăng lên ít hơn so với công ty không bị kiểm soát.

Hai biến nợ ngắn hạn (NNH) và nợ dài hạn (NDH) của công ty khi tăng lên 1%, tỷ lệ ROA trong công ty có kiểm soát giảm đi 0.117 lần ( p-value = 0.008) và 0.127

(5)

lần ( p-value = 0.005) trong khi công ty không có kiểm soát giảm đi 0.099 lần ( p- value = 0.000) và 0.111 lần ( p-value = 0.010). Khi nợ tăng lên, ROA giảm đi ngụ ý chi phí đại diện tăng lên. Nợ tỉ lệ thuận với chi phí đại diện tại các doanh nghiệp niêm yết tại HoSE. Tuy nhiên các công ty có sự kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình có tỷ lệ ROA giảm nhiều hơn các công ty không bị kiểm soát khi 1% nợ tăng lên.

Các biến vốn góp cổ đông lớn( VGCDL), mức độ đại diện (REP), độ tuổi công ty(AGE) không có ý nghĩa về mặt thống kê khi kiểm định hồi quy trong phạm vi bài nghiên cứu này. Như vậy sự tập trung sở hữu đối với phần vốn góp của các cổ đông lớn càng lớn không tác động đến chi phí đại diện khi nghiên cứu các công ty cổ phần niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2007-2012. Điều này là trái với lý thuyết của Mike Burkart, Denis gromb, Fausto Panunzi

1997,Hongxia Li and Liming Cui 2003 cho rằng khi có các chủ nợ giám sát thì tỷ

suất sinh lợi của tài sản sẽ tăng lên. Tuy nhiên điều này được giải thích tại thị trường Việt Nam rằng các chủ nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn như các khoản vay ngân hàng ngắn hạn, các khoản tín chấp do khách hàng tạm ứng…không được các chủ nợ không hết lòng trong việc giám sát hoạt động công ty, hay công ty cố tình qua mặt các chủ nợ và nhà đầu tư bằng cách bưng bít thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của cấu trúc sỡ hữu đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 42)