Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH kỹ thuật Sao Mai Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam (Trang 66)

L M V Đ

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT SAO MAI VIỆT NAM

3.2.1 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH kỹ thuật Sao Mai Việt Nam

TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam

3.2.1 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH kỹ thuật Sao Mai Việt Nam thuật Sao Mai Việt Nam

a, Lý do

VCĐ là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn kinh doanh, do Công ty chưa có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn này nên dẫn tới tình trạng TSCĐ không được sử dụng một cách triệt để, vẫn còn tình trạng TSCĐ cũ hỏng nhưng chưa xử lý nên dẫn đến việc thu hồi VCĐ còn gặp nhiều khó khăn, khâu tính nguyên giá TSCĐ chưa đồng nhất.

b, Nội dung giải pháp

Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được nguồn vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là Công ty phải luôn đảm bảo và duy trì một lượng vốn cố định để kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng nguồn vốn này Công ty có thể thu hồi và phát triển được lượng vốn nhất định nhằm có khả năng về tài chính cho việc đầu tư và mua sắm trang thiết bị mới dùng cho chu kỳ kinh doanh sau.

Công ty cần phải đánh giá đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn và phát triển được của nguồn vốn để có thể đưa ra các biện pháp cũng như phương hướng cụ thể để giải quyết tình trạng này bằng cách: phải đánh giá đúng tài sản cố định của Công ty theo nguyên giá hoặc giá trị khôi phục và đánh giá tài sản cố định theo giá còn lại. Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định đúng mức khấu hao thích hợp nhằm không mang lại thiệt thòi cho Công ty, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn tài sản vô hình (nếu có). Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp cũng như công nghệ sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có và doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng.

c, Điều kiện thực hiện

Để thực hiện việc sử dụng hiệu quả VCĐ công ty cần xây dựng bộ phận chuyên trách theo dõi riêng đối với việc TSCĐ đầu tư mới, theo dõi việc tính và trích khấu hao từng kỳ đối với từng TSCĐ.

a, Lý do

Trong một kỳ kinh doanh, doanh thu không đổi, chi phí lớn sẽ làm giảm tương đối lợi nhuận thu được, làm cho hiệu quả kinh tế của đồng vốn giảm. Vì vậy với mỗi công đoạn, công việc cần phải tính toán để giảm chi phí đến mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công việc.

b, Nội dung giải pháp

• Giảm chi phí vận chuyển bằng cách sử dụng phương pháp hợp lý:

Trong khâu vận chuyển việc tính toán giảm bớt chi phí lưu thông là điều rất cần thiết. Đối với công ty việc vận chuyển hàng đến tay khách hàng là việc làm thường xuyên do vậy giảm chi phí vận chuyển sẽ làm giảm đáng kể chi phí kinh doanh của công ty. Với những khách hàng ở Hà Nội công ty sử dụng 2 loại phương tiện chủ yếu là xe máy và xe tải nhỏ. Vận chuyển bằng xe máy cũng khá tốn kém, chỉ áp dụng cho những đơn hàng nhỏ lẻ. Công ty cần cố gắng tập hợp những đơn hàng trên cùng một cung đường để vận chuyển một lần bằng ô tô sẽ giảm được chi phí vận chuyển. Đối với những khách hàng ở xa Hà Nội thì nên duy trì hình thức gửi qua xe khách và tàu hoả. Hiện công ty có 3 kho dự trữ hàng hoá ở 3 điểm trong thành phố. Với những đơn hàng lớn thì nên lấy ở kho gần nhất để giảm quãng đường vận chuyển. Hàng hoá thiết bị kiểm tra không phá hủy, thiết bị cơ khí, thiết bị xử lý nhiêt, điện có ưu điểm là đóng gói rất thuận tiện cho việc bốc dỡ nhưng công ty cũng cần chủ động tổ chức tốt công tác bốc dỡ ở hai đầu tuyến.

• Giảm lượng hàng tồn kho bằng việc áp dụng mô hình dự trữ tối ưu

Đồng thời với việc tính toán lượng dự trữ tối ưu, công ty phải có những biện pháp làm giảm chi phí liên quan đến việc bảo quản, thu mua cũng như tiêu thụ hàng hóa. Khi đã tính toán lượng hàng cần thiết cho kỳ kinh doanh thì phải tính toán lượng hàng mỗi lần nhập sao cho chi phí là thấp nhất. Với đặc điểm về ngành nghề kinh doanh cũng như những đặc điểm riêng của công ty mà cần thiết phải áp dụng mô hình: Điểm đặt hàng hiệu quả nhất- EOQ. Cơ sở của mô hình như sau:

Khi công ty tiến hành dự trữ hàng hoá thì sẽ kéo theo hai loại chi phí chủ yếu là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng( chi phí hợp đồng). Nếu gọi D là lượng hàng dự trữ(nhu cầu) cần thiết cho kỳ kế hoạch ( tháng hoặc năm), Q là lượng hàng mỗi lần đặt thì số lần đặt hàng là D/ Q. Khi đó tổng chi phí tồn trữ hàng hoá sẽ là:

TC = S x D/ Q + H x Q/ 2 ( H là chi phí lưu kho, S là chi phí mỗi lần đặt hàng )

Vấn đề là tìm Q* để cho TC thấp nhất, tức là xác định lượng hàng mỗi lần đặt để cho chi phí dự trữ là thấp nhất. Ta tìm Q* bằng cách lấy vi phân của TC theo Q.

Như vậy để tìm được lượng đặt hàng hiệu quả cần phải dự báo tốt nhu cầu hàng hóa cho kỳ kế hoạch và xác định được các chi phí liên quan đến khâu dự trữ và chi phí đặt hàng. Thông thường chi phí đặt hàng bao gồm chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển. Tính toán lượng đặt hàng tối ưu cũng cần tính tới những yếu tố bất chắc có thể xảy ra, đề phòng sự khan hiếm hàng hoá.

c, Điều kiện thực hiện

Trước hết cần phải tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá luân chuyển. Với chủ trương mở rộng mạng lưới phân phối, công ty cần phải bổ sung thêm nhân viên kinh doanh phụ trách việc bán hàng cho khách hàng ngoại tỉnh.

Trong việc nhập hàng, bộ phận nhập cần phải cố gắng nhập trực tiếp từ nhà sản xuất, có như vậy thì mới có thể giảm được giá đầu vào, tăng lợi nhuận.

Tài sản cố định trong công ty chủ yếu là phục vụ cho hoạt động kinh doanh chung như là máy tính, máy fax, máy photo, máy in, ô tô. Các loại tài sản cố định này cũng cần phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng hết công suất. Riêng với máy tính, công cụ trợ giúp đặc biệt cho quản lý, cần có sự đầu tư đổi mới, cập nhật những chương trình phần mềm tiên tiến phù hợp với công việc của công ty. Những máy móc cũ, công suất thấp, không đảm bảo tốt yêu cầu công việc thì nên thanh lý, bán bớt để đầu tư vào máy móc thiết bị mới.

3.2.1.3 Quản lý tốt quĩ tiền mặt a, Lý do

Tiền mặt là một bộ phận của vốn lưu động nhưng có tầm quan trọng đặc biệt bởi các đặc trưng riêng của nó. Nếu dự trữ quá lớn sẽ làm tăng chi phí, còn nếu dự trữ quá mỏng thì sẽ hạn chế khả năng thanh toán, có thể làm tăng chi phí và mất cơ hội đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt hơn quĩ tiền mặt của Công ty, đó là ban lãnh đạo trong Công ty phải có các biện pháp xử lý việc thu hồi công nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thâm hụt, dự báo nhu cầu tiền mặt của Công ty, khi nào nên đầu tư từ những khoản tiền rỗi, khi nào thì nên giữ lại khoản tiền mặt đó.

b, Nội dung giải pháp

Chọn lựa một số đối tác ngân hàng có khả năng giúp Công quản lý tốt quỹ tiền mặt. Các ngân hàng này có thể cung cấp các dịch vụ tự động như chi trả lương và các khoản chi thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, đảm bảo an toàn cho tài khoản của Công ty và thực hiện thanh toán các giao dịch. Công ty nên quan hệ với một số ít ngân hàng có năng lực để có thể thực hiện tốt việc quản lý tiền mặt đồng thời tránh bị lệ thuộc vào một ngân hàng duy nhất nào đó.

Do tiền mặt lưu chuyển thường bấp bênh không ổn định nên Công ty nên xây dựng và phát triển mô hình dự báo tiền mặt để bù trừ những bấp bênh đó và cân đối những khoản thu trong tương lai với các khoản đã chi.

c, Điều kiện thực hiện

Công ty cần có một chính sách đầu tư được trình bày rõ bằng văn bản, trong đó chỉ rõ mục tiêu, định hướng đầu tư và những khoản đầu tư có thể chấp nhân được.

3.2.1.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn

a, Lý do

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là khâu rất quan trọng, nó đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đến đâu có đem lại lợi ích lơn nhất cho công ty hay không? Có gây ra lãng phi hay thất thoát nguồn VKD của công ty hay không. Qua việc phân tích nhà quản lý có thể đưa ra được những chín sách phù hợp hơn về việc sử dụng vốn KD của Công ty mình.

b, Nội dung giải pháp

Công ty nên xây dựng một quy trình phân tích cụ thể để tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn, quy trình phân tích phải bám sát vào tình hình thực tế của Công ty , dựa vào quy mô vốn và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Vì bộ máy công ty có quy mô nhỏ do đó công ty nên giao trưởng phòng tài chính và phòng tài chính kế toán kiêm nhiệm dưới sự chỉ đạo và giám sát của ban quản lý là giám đốc, phó GĐ và các phòng ban có liên quan.

c, Điều kiện thực hiện

Công ty cần nghiên cứu và theo dõi chi tiết các khoản mục trong tổng vốn kinh doanh mà hiện Công ty đang có để có thể phân tích một cách chính xác nhất.

3.2.1.5 Biện pháp quản lý tốt các khoản phải thu và đầy nhanh tốc độ thu hồi nợ. a, Lý do

Khoản phải thu là phần quan trọng trong cơ cấu tài sản lưu động, nhất là đối với các công ty thương mại mại nói chung và Công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam nói riềng vì giá trị của các khoản phải thu là rất lớn. Công ty cần tìm kiếm những biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động. Trong cơ chế thị trường bán hàng trả chậm là một tất yếu nhưng cần phải có sự quản lý chặt chẽ các khoản nợ phát sinh. Nếu để cho khách hàng chiếm dụng vốn lớn thì Công ty sẽ vừa thiếu vốn kinh doanh vừa phải chịu thiệt hại về chi phí vốn. Do vậy mà càng thu hồi nợ nhanh càng tốt.

b, Nội dung giải pháp

Việc theo dõi các khoản nợ phát sinh và tình hình thanh toán nợ của khách hàng là do kế toán công nợ đảm nhiệm. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm đi thu nợ. Thông thường trên phiếu giao hàng có ghi giới hạn thời gian thanh toán. Với khách hàng ở gần thường mua hàng nhỏ lẻ, số lần mua nhiều cần phải định kỳ thanh toán, khoảng 4 đến 5 ngày thanh toán một lần. Những khách hàng ở xa không thể thanh toán trực tiếp và những khách hàng mua với số

lượng lớn, đều đặn thì ngoài việc xác định thời hạn thanh toán còn phải có biện pháp khuyến khích thanh toán nhanh, chẳng hạn như cho hưởng chiết khấu. Đối với những khách hàng nợ quá hạn, có tư tưởng trầy bửa trong việc thanh toán thì cần phải có biện pháp cứng rắn như là tạm dừng việc cung ứng hàng, tính lãi suất cao với các khoản nợ quá hạn. Với các khoản nợ của khách hàng phục vụ các công trình, thời hạn thanh toán ảnh hưởng đến giá bán, thanh toán chậm thì giá sẽ cao.

c, Điều kiện thực hiện

Tuỳ tình hình tài chính trong từng giai đoạn mà công ty có thể chấp nhận thời gian thanh toán nhanh hay chậm. Do đặc điểm chung ở nước ta là việc chấp nhận và thanh toán nợ không có hợp đồng chặt chẽ, không có tính pháp lý nên việc đòi nợ cần phải khéo léo và kiên trì, phù hợp với tâm lý của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w