Kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam (Trang 44)

L M V Đ

2.2.2 Kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua số liệu thứ cấp

2.2.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn

a, Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, có vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về vốn là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến

hành liên tục. Khi đã có đầy đủ vốn thì điều quan tâm của doanh nghiệp là sử dụng vốn sao cho có hiệu quả mạng lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất. Đối với Công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam, việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn luôn là vấn đề cấp thiết để sao cho hiệu quả kinh doanh gắn liền với lợi ích của chính mình.

Để xem xét tình hình chung về vốn kinh doanh của Công ty, dựa vào bảng cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2011 và 2012.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Mức % 1. VCĐ 463.985.880 8,82 392.705.508 6,95 -71.280.372 -15,36 2. VLĐ 4.797.294.642 91,18 5.254.313.721 93,05 457.019.079 9,53 3.VKD 5.261.280.522 100 5.647.019.229 100 385.738.707 7,33

(Nguồn: trích bảng cân đối kế toán)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn kinh doanh năm 2011

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh năm 2012

Nhìn vào bảng cơ cấu vốn kinh doanh và biểu đồ trên cho thấy, tổng vốn kinh doanh của Công ty năm 2012 là 5.647.019.229 đồng tăng 385.738.707 đồng (tương

ứng tăng 7,33%) so với năm 2011. Do tính đặc thù về lĩnh vực kinh doanh của Công là kinh doanh thương mại do đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong vốn kinh doanh của Công ty. Cụ thể, năm 2012, vốn lưu động bình quân chiếm 90,75% (4.759.627.508 đồng) tăng 457.019.079 đồng (tương ứng tăng 9,53%) so với năm 2011, trong khi đó vốn cố định chỉ chiếm 9,25% ( 484.935.120 đồng) trong tổng vốn kinh doanh, giảm 71.280.372 đồng (giảm 15,36%) so với năm 2011. Năm 2012, thì tỷ trọng vốn lưu động lại tăng lên 92,15% (5.025.804.182 đồng) và vốn cố định lại giảm xuống còn 7,85% ( 428.345.694 đồng) trong tổng vốn kình doanh . Nguyên nhân là do năm 2012 lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng tăng lên hơn so với năm 2011 làm cho vốn lưu động tăng lên đồng thời một số máy móc, thiết bị của Công ty bị hỏng hóc cũ kỹ nên vốn cố định của Công ty có xu hướng giảm xuống.

Phân tích khả nắng tự chủ tài chính của Công ty

Phân tích cơ cấu Tổng vốn KD

Bảng 2.4: Cơ cấu Tổng vốn kinh doanh

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh

ST TT(%) ST TT(%) CL TL TT 1.ΣΤS=ΣΝV 5,261,280,522 100 5,647,019,229 100 385,738,70 7 7.33 2. Nợ phải trả 3,237,255,832 61.53 3,380,934,93 1 59.87 143,679,09 9 4.44 -1.66 3.Vốn CSH 2,024,024,690 38.47 2,266,084,298 40.13 242,059,608 11.96 1.66

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy Tổng TS= Tổng NV năm 2012 so với năm 2011 tăng 7.33% hay 385,738,707đồng sự tăng lên này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố.

Tỷ trọng nợ phải trả năm 2011 chiếm 61.53%, năm 2012 chiếm 59.87% như vậy nợ phải trả đã giảm được 1.66% tương ứng 143,679,099 đồng làm cho tổng tổng TS=Tổng NV giảm 4.44%.

Tỷ trọng Vốn CSH năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.66% hay 242,059,608 đồng làm cho Tổng TS=Tổng NV tăng 11.96%

Phân tích khả năng tự chủ tài chính

Bảng 2.5: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Mức % 1.Tổng NV = Tổng TS Đồng 5.647.019.229 5.261.280.522 385.738.707 7,33 2. Tổng TSLĐ(TSNH) Đồng 5.254.131.721 4.797.294.642 456.837079 9,52 3. Tổng tiền mặt Đồng 461.856.024 512.462.766 -50.606.742 -9,88 4. Đầu tư ngắn hạn Đồng - - - - 5. Hàng tồn kho Đồng 3.020.006.856 2.415.247.494 604.759.362 25,04 6.Tổng số nợ ngắn hạn Đồng 3.380.934.931 3.237.255.832 143.679.099 4,44 7. Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 2.266.084.298 2.024.024.690 242.059.608 11,96 8. Tỷ suất tài trợ (8) = (7)/(1) Lần 0,401 0,385 0,016 4,16 9.Hệ số thanh toán hiện hành

(9) = (2)/(6)

Lần 1,554 1,482 0,072 4,86 10.Hệ số thanh toán nhanh

(10) =((2) –(5))/(6)

Lần 0,661 0,736 -0,075 -10,19 11. Hệ số thanh toán tức thời

(11) =((3)+(4))/(6)

Lần 0,088 0,107 -0,019 -17,76 - Tỷ suất tự tài trợ: Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự độc lập về mặt tài

chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Tỷ suất tài trợ của Công ty năm 2011 là 0,385 và năm 2012 là 0,401 tăng 0,016 lần tương đương tăng 4,16% so với năm 2011. Như vậy 2 năm qua khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp là thấp, tài chính của Công ty phải phụ thuộc vào tài chính của các chủ nợ.

Để đo khả năng thanh toán ngắn hạn, khi xem xét cần so sánh và tính toán các chỉ tiêu sau:

- Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số này cho ta thấy khả năng đáp ứng các

khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay là thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính cua doanh nghiệp là bình thường hay khả quan.

Hệ số thanh toán hiện hành của Công ty năm 2011 là 1,482 và năm 2012 là 1,554 tăng 0,072 lần so với năm 2011, con số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty ở mức độ bình thường hiệu quả quản lý các tài sản này chưa được cao.

- Hệ số thanh toán nhanh: là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả

năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với chỉ số thanh toán hiện hành. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt và tổng nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho và các khoản chi phí trả trước không được coi là các tài sản có khả năng thanh toán nhanh vì chúng khó chuyển đổi thành tiền mặt và dễ bị lỗ nếu không bán được. Hệ số này nếu ≥1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Như trên tính toán ở bảng trên cho thấy khả năng thanh toán hiện hành năm 2012 tốt hơn năm 2011, tuy nhiên thì qua chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh, hệ số này đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán thì thực chất khả năng thanh toán của Công ty năm 2012 lại kém hơn so với năm 2011. Cụ thể, năm 2011, hệ số thanh toán nhanh là 0,736 nhưng năm 2012 thì lại giảm xuống còn 0,661, đã giảm 0,075 lần (tương ứng giảm 10,19%) so với năm 2010. Điều này cho thấy tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chưa khả quan, có thể Công ty đang gặp một số khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Hệ số thanh toán tức thời: Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán bẳng tiền mặt khắt khe hơn hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh. Chỉ số này đặc biệt quan trọng với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm tiền mặt, các doanh nghiệp này cần phải được thanh toán nhanh chóng để hoạt động được bình thường. Thực tế cho thấy, hệ số này ≥ 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp mới tương đối khả quan. Nhưng qua bảng trên thì cho thấy hệ số thanh toán tức thời của Công ty năm 2011 là 0,107 và năm 2012 là 0,088 đã giảm 0,019 lần (tương ứng giảm 17,76%) so với năm 2011. Qua đó cho thấy năm 2011, Công ty đã rất khan hiếm tiền mặt nhưng năm 2012 thì lại gặp khó khăn hơn trong việc dùng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn.

Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Để đánh giá cơ cấu vốn này ta nghiên cứu bảng biểu sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn lưu động

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Tổng tài sản ngắn hạn 4.797.294.642 100 5.254.313.721 100 457.019.079 - 1.Tiềnvà các khoản tương đương tiền

512.462.766 10,68 461.856.024 8,79 -50.606.742 -1.892. Các khoản phải 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.635.270.663 34,09 1.703.565.069 32,42 68.294.406 -1,67 3. Hàng tồn kho 2.415.247.494 50,35 3.020.006.856 57,48 604.759..362 7,13 4. Tài sản ngắn hạn khác 234.313.719 5,07 68.886.772 1,31 -165.426.947 3.76

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn lưu động năm 2011

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn lưu động năm 2012

Nhìn vào bảng cơ cấu vốn lưu động và biểu đồ cơ cấu vốn trên cho thấy, tài sản lưu động của Công ty chủ yếu tập trung vào lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng còn lượng tiền mặt và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tài sản lưu động. Cụ thể:

Về hàng tồn kho: Năm 2011, lượng hàng tồn kho là 2.415.247.494 đồng,

chiếm tỷ trọng là 50,35%, đến năm 2012 thì lượng hàng tồn kho lại tăng lên 3.020.006.856 đồng chiếm tỷ trọng 57,48% tăng so với năm 2011 là 604.759.362 đồng. Hàng tồn kho lớn làm cho vòng quay hàng tồn kho thấp gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp, quá trình hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu

động của Công ty. Năm 2011, các khoản phải thu ngắn hạn là 1.635.270.663 đồng chiếm 34,09% trong tổng tài sản lưu động, năm 2012 thì mặc dù về tỷ trọng thì các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm xuống còn 32,42% tuy nhiên về mặt giá trị thì khoản phải thu này vẫn tăng 68.294.406 đồng so với năm 2011. Các khoản

1.31

32.428.79 8.79

57.48

1.tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w