L M V Đ
1.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn
1.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tổng vốn kinh doanh a, Mục đích
Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng của vốn vốn lưu động và vốn cố định chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của 2 loại nguồn vốn này. Qua đó đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua phân tích cơ cấu nguồn vốn các nhà phân tích có thể nắm được các chỉ tiêu liên quan đêbs tình hình tài chính doanh nghiệp như: hệ số tài trợ, hệ số nợ trên nguồn vốn CSH, hệ số nợ trên tổng nguồn vốn. Các chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích có cơ sở để đánh giá tính hợp lý về cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động tăng giảm cả từng loại vốn trong doanh nghiệp.
b, Nguồn tài liệu phân tích
Để tiến hành phấn tích cơ cấu của tổng nguồn vốn em có sử dụng Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh những năm trước như 2011,2012… để làm nguồn tài liệu phân tích của mình.
c, Phương pháp phân tích
Phương pháp sử dụng để phân tích cơ cấu nguồn vốn là phương pháp so sánh, bảng biểu và biểu đồ. Khi phân tích em có sử dụng phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc giữa năm 2011 và 2012 cả về tỷ trọng và mức độ biến động của tổng nguồn vốn, vốn lưu động và vốn cố định.
d, Quan điển nhận xét đánh giá
Qua phân tích ta có thể đánh giá độ tăng giảm cả về số tương đối và tuyệt đối của VLĐ và VCĐ qua 2 năm 2011, 2012. Đồng thời tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến tình hình tăng giảm đó. Đưa ra nhận định về xu hướng tăng hay giảm đó là tốt hay không tốt. Do đặc thù kinh doanh do đó cơ cấu về VLĐ luôn cao hơn VCĐ,
do công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Nếu qua các năm cả 2 loại VKD đều tăng ở một số chỉ tiêu như: Tiền và các khoản tươn đương tiền, TS ngắn hạn khác, máy móc thiết bị, phương tiện thiết bị quản lý… thì được đánh giá là tốt vì như vậy có nghĩa Công ty đang có xu hướng mở rông thị trường sang các lĩnh vực khác.
Nếu VLĐ lại có cu hướng tăng ở các chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, còn VCĐ có xu hướng giảm thì được đánh giá là không tốt.
1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động a, Mục đích
Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
b, Nguồn tài liệu phân tích
Tài liệu chủ yếu em sử dụng là bảng cân đối kế toán 2 năm 2011 và 2012 đồng thời tham khảo thêm các bảng báo có tài chính 2 năm 2011, 2012 và các bảng báo cáo nội bộ có liên quan.
c, Phương pháp phân tích
Phương pháp được sử dụng để phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động là phương pháp so sánh, cũng giống như đi phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh, ta sử dụng phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc giữa năm 2011 và 2012 cả về tỷ trọng và mức độ biến động của các chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác.
Ngoài ra em có sử dụng phương pháp bảng biểu và biểu đồ để phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động.
d, Quan điển nhận xét đánh giá
Qua phân tích ta có thể đưa ra những đánh giá về độ tăng giảm về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu qua 2 năm 2011 và 2012.
• Tiền và các khoản tương đương tiền; • Tài sản ngắn hạn khác;
• Các khoản phải thu ngắn hạn; • Hàng tồn kho.
Nếu chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, TS ngắn hạn khác tăng và các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho giảm thì được đánh giá là tốt, Công ty đang kinh doanh có hiệu quả, quản lý tốt các nguồn phải thu hạn chế được việc KH chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu hàng tồn kho có thể tăng nhưng tốc độ tăng phải luôn trong tầm kiểm soát có nghĩa hàng tồn kho chỉ tăng khi nhu cầu thị trường tăng để đảm bảo quá trình lưu thông tốt.
1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định a, Mục đích
Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định để thấy được các nguồn hình thành nên vố cố định, đồng thời thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong vốn cố định. So sánh tỷ trọng của các chỉ tiêu qua 2 năm 2011 và 2012 để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu cả về số tuyệt đối mà số tương đối. Từ đó thấy được những mặt hạn chế cần khắc phục và sửa đổi.
b, Nguồn tài liệu phân tích
Nguồn tài liệu chủ yếu em sử dụng là bảng khấu hao TSCĐ năm 2011 và 2012, bảng cân đối kế toán năm 2011-2012
c, Phương pháp phân tích
Các phương pháp được sử dụng để phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định chủ yếu là phương pháp so sánh, bảng biểu và biểu đồ. So sánh về mặt tăng giảm tỷ trọng của các chỉ tiêu hình thành nên vốn cố định như:
• Nhà cửa vật kiến trúc; • Máy móc thiết bị;
• Phương tiện, thiết bị quản lý; • TSCĐ khác.
d, Quan điển nhận xét đánh giá
Từ các kết quả được em đi đánh giá mức độ tăng giảm cửa từng chỉ tiêu ở trên sau đố đưa ra nhận xét về sự tăng giảm đó là tốt hay không, và chỉ ra các nguyên nhân cụ thể tác động đến sự tăng giảm của các chỉ tiêu đó.
Cụ thể trong quá trình phân tích kết quả được đánh giá là tốt khi các chỉ tiêu nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện thiết bị quản lý, TSCĐ khác
đều tăng, song tốc độ tăng của các chỉ tiêu này cần ở mức độ khác nhau như máy móc thiết bị có thể tăng cao hơn các chỉ tiêu khác vì đây là loại TS tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp hàng hóa dịch vụ, do đó khi quy mô công ty tăng thì máy móc thiết thị sẽ tăng song mức độ tăng đảm bảo không quá cao. Nếu TSCĐ có xu hướng giảm có nghĩa TSCĐ hu hỏng nhiều, kế hoạch khấu hao không hợp lý như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của công ty.