Tổng quan về Công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam (Trang 33)

L M V Đ

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH kỹ thuật Sao Mai Việt Nam được thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 1998, theo luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty do phòng kinh doanh số 1 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp số 0102033625.

• Vốn điều lệ của công ty là: 2.000.000.000 đồng;

• Tên công ty: CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT SAO MAI VIỆT NAM;

• Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM MORNING STAR TECHNOLOGY COMPANY,. LIMITTED;

• Tên viết tắt: VNSM CO.,LTD;

• Địa chỉ trụ sở chính: 415- đường Giải Phóng – Hà Nội;

• Văn phòng giao dịch: tầng 4, số 25A Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;

• Điện thoại: (+84) 4.35578196; • Fax: (+84) 4.35577982.

Một số mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty:

• Tháng 6 năm 2000, thành lập chi nhánh mới tại thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng đĩa bàn hoạt động, phục vụ khách hàng khu vực phía Nam;

• Tháng 1 năm 2008, thành lập thêm ngành nghề chuyên nghiên cứu, thiết kế gia công phần mềm công nghiệp;

• Tháng 1 năm 2009 thành lập trung tâm đào tạo chất lượng cao, kết hợp với các giảng viên có thâm niên kinh nghiệm tại các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp và các trường Đại học khác phát triển các chuyên

ngành khác, phát triển mô hình, xây dựng trung tâm đào tạo nghiên cứu, đào tạo thợ các trình độ cung ứng lao động cho thị trường nước ngoài… đặc biệt là thợ hàn.

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty hoạt động kinh doanh đa ngành, vừa cung cấp dịch vụ vừa cung cấp hàng hóa trong lĩnh vực hàn, cơ khí…

Một số chức năng và nhiệm vụ của công ty theo giấy phép đăng ký kinh doanh:

Kinh doanh vật liệu, thiết bị, dây truyền công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và xây dựng;

Cung cấp một số dịch vụ kiểm tra trong lĩnh vực chế tạo cơ khí ( kiểm tra không phá hủy, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt vật liệu);

Các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Công ty kinh doanh;

Các thiết bị hàn, cắt, các máy cơ khí, các loại vật liệu hàn của các hãng Panasonic – Nhật Bản, Hanshen – Trung Quốc;

Dịch vụ xử lý nhiệt mối hàn, kiểm tra NDT mối hàn, kiểm tra NDT kết cấu bê tông các công trình xây dựng, sửa chữa các thiết bị xử lý…

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán. a, Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý của công ty TNHH kỹ thuật Sao Mai Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực tuyến- chức năng theo sơ đồ 2.1.

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hội đồng

thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên có các chức năng sau:

QĐ chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, tăng giảm vốn điều lệ, QĐ thời điểm và phương thức huy động vốn;

QĐ giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ, thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty.

Chủ tịch HĐTV, kiêm GĐ công ty: là người điều hành hoạt động kinh

hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm của chủ tịch HĐTV, kiêm giám đốc công ty:

Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu họp hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên.;

Ban hành quy chế quản lý nội bộ trong công ty;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty;

Ký kết các hợp đồng nhân danh công ty.

Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong việc quản lý, điều

hành công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo hằng năm. Xem xét sổ sách kế toán và tài liệu của công ty, các công việc quản lý và điều hành công ty.

Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm lên kế hoạch thực hiện các dự án, công

trình mà công ty nhận được, chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng thực hiện các dự án, công trình, dự án. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các công trình, dự án đảm bảo theo đúng kế hoạch. Chỉ đạo các đội nhóm dịch vụ thực hiện lắp đặt, cách sử dụng các thiết bị máy móc được an toàn và chất lượng..

Phòng kinh doanh và Marketing: có nhiệm vụ lên kế hoạch ngắn hạn và

dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập chiến lược kinh doanh, tổng hợp và cân đối toàn diện kế hoạch nhằm xác định hiệu quả kinh doanh. Đảm nhận việc liên hệ với đối tác, thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh doanh với khách hàng trong và ngoài nước.

Phòng tổ chức hành chính nhân sự: là nơi lưu trữ, bảo quản các hổ sơ, dữ

liệu của công ty. Thực hiện bảo vệ cơ quan, theo dõi việc thực hiện các mội quy trong công ty. Lập kế hoạch nhân sự trong tương lai, theo dõi công tác đào tạo và tuyển dụng lao động. Theo dõi thời gian làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi

công ty cho cấp trên và các phòng ban khác đêt có kế hoạch tổ chức thực hiện ký kết các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu hảng hóa cũng như việc thực hiện các dự án của công ty. Tham gia các hoạt động giao dịch với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Theo dõi tình hình biến động hàng hóa, giá bán hàng hóa từng ngày, từng tháng, từng quý và từng năm.

b, Tổ chức kế toán của Công ty

Với quy mô và mục đích nhằm tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ cuả kế toán trưởng cũng như chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty: Sơ đồ 2.2.

Kế toán trưởng: Là người có chức năng tổ chức, kiểm tra, tổng hợp các

công tác kế toán ở công ty. Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc doanh nghiệp;

Kế toán vật liệu, CCDC giá thành: Có trách nhiệm nắm bắt tình hình số

lượng gía trị vật liệu, CCDC tồn kho. Giám sát tình hình sử dụng nguyên vật liệu giữa thực tế kế toán. Đồng thời tập hợp mọi chi phí liên quan đến quá trình hoạt động kinh mua bán cung cấp doanh hàng hóa và dịch vụ;

Kế toán công nợ (kiêm kế toán tiền mặt, tiền gửi): Nắm chắc nguyên tắc,

chế độ tài chính kế toán hiện hành để tính toán và giải quyết các vấn đề thanh toán, thu chi tiền mặt,theo dõi chặt chẽ các khoản tiền gửi ngân hàng,các hoạt động rút tiền gửi tiền của doanh nghiệp;

Kế toán tiền lương và BHXH (kiêm kế toán TSCĐ): Có nhiệm vụ hạch

toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Theo dõi tình hình tính khấu hao TSCĐ, quản lý tài sản cố định về mua mới,thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,tình hình nộp khấu hao tài sản cố định;

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp trong việc

thu chi cho các hoạt động khi có chứng từ hợp lệ. Chứng từ phải có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng, sau đó mới được tiến hành các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và giữ lại các chứng từ đã có chữ ký của người nhận hay người nộp tiền. Thủ quỹ còn được phân công trợ giúp kế toán theo dõi các khoản tạm ứng và được giao

trách nhiệm đi giao dịch tại Ngân hàng và có nhiệm vụ cấp phát lương cho cán bộ công nhân viên khi đến kỳ.

2.1.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2011, 2012

Kể từ khi thành lập và phát triển cho đến nay thì mục tiêu của Công ty luôn là phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Có nghĩa là phát triển cả về kinh tế, quy mô và hình thức hoạt động kinh doanh.

Bảng2.1: Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty 2 năm 2011 và 2012

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/ 2011

Tuyệt đối %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 8.020.510.130 10.119.143.450 2.098.633.320 26.17

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 8.020.510.130 10.119.143.450 2.098.633.320 26.17 4 Giá vốn hàng bán 5.804.848.870 7.724.907.396 1.920.058.52 33.08

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 2.215.661.260 2.394.236.054 178.574.797 8.06 6 Doanh thu hoạt động tài chính 11.359.699 6.050.547 -5.309.152 -46.74

7 Chi phí tài chính 19.245.632 18.462.975 -782.657 -4.07

- Trong đó: chi phí lãi vay - - - -

8 Chi phí quản lý KD 2.026.786.64 2.121.193.872 94.407.228 4.66

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 180.988.680 260.629.754 79.641.074 44.00

10 Thu nhập khác 2.454.546 5.454.546 3.000.000 122.22

11 Chi phí khác - - - -

12 Lợi nhuận khác 2.454.546 5.454.546 3.000.000 122.22

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 183.443.225 266.084.300 82.641.075 45.05

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 45.860.806 66.521.075 20.660.269 45.05

nghiệp

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Căn cứ vào số liệu bảng 2.1 cho thấy:

• Tổng doanh thu của Công ty qua hai năm qua đều tăng, tỷ lệ tăng của doanh thu năm 2012 là 26,17% tương ứng là 2.098.633.32 đồng so với năm 2011. Các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 nên tỷ lệ tăng của doanh thu thuần chính là tỷ lệ tăng của tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu tăng là kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm và sản xuất kinh doanh của Công ty tiến triển theo chiều hướng thuận lợi;

• Lợi nhuận gộp của Công ty năm 2012 tăng 8,06%. Do giá vốn hàng bán tăng nhanh (33,08%), vượt quá tốc độ tăng của doanh thu thuần. Vì vậy cần đi sâu phân tích để làm rõ nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn hàng bán là do chủ quan hay khách quan (do Công ty không kiểm soát được chi phí trực tiếp, giá bán sản phẩm giảm, số lượng sản phẩm hàng hóa bán ra ít hơn trước đây…);

• Tốc độ tăng chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 là 4,66% tương ứng tăng 94.407.228 đồng so với năm 2011. Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, khoản chi phí này chiếm tới 25,27% doanh thu năm 2011 và 20,96% doanh thu năm 2012, đây là một tỷ lệ rất cao tức là trong 100 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 25,27 đồng năm 2010 và 20,96 đồng năm 2012 chi phí cho quản lý kinh doanh. Công ty cần phải kiểm soát chẵn chẽ hơn và tìm biện pháp để tiết kiệm, sử dụng chi phí này một cách hiệu quả nhất;

• Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính của Công ty năm 2012 tăng 44% (tương ứng là 79.641.074 đồng) so với năm 2011 đây cũng là kết quả khả quan của Công ty;

• Lợi nhuận kế toán sau thuế năm tăng 45,05%(tương ứng tăng 61.980.806 đồng) một phần là do lợi nhuận khác tăng nhanh (122,22% năm 2012) và nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động của Công ty đang trên đà phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w