Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach alpha

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 57)

Thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach alpha được sử dụng nhằm loại các biến không phù hợp cho nghiên cứu chính thức.

Kết quả chạy Cronbach alpha gồm các biến “cảm nhận tính thích thú”, “cảm nhận tính lợi ích cá nhân”, “cảm nhận tính chính xác”, “cảm nhận tính ổn định”, và “cơ hội nghề nghiệp” như Bảng 4.2 và phụ lục 6.

Biến “cảm nhận tính thích thú” gồm 5 biến đo lường là TT1 - > TT5. Cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha 0,841 (lớn hơn 0,7) nên thang đo biến “ cảm nhận tính thích thú” đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố. Tuy nhiên ta lưu ý biến đo lường TT4 có tương quan biến tổng chỉ đạt 3,94.

Biến “ cảm nhận tính lợi ích cá nhân” gồm 4 biến đo lường là CN1->CN4. Cả 4 biến đo lường đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha 0,743 (lớn hơn 0,7) nên thang đo biến “cảm nhận tính lợi ích cá nhân” đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

51

Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha

Biến đo lường Tương quan biến – tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu xóa biến đo

lường Biến: Cảm nhận tính thích thú, Cronbach Alpha =0,841

TT1 0,721 0,788

TT2 0,756 0,779

TT3 0,690 0,796

TT4 0,394 0,870

TT5 0,682 0,799

Biến: Cảm nhận tính lợi ích cá nhân, Cronbach Alpha =0,743

CN1 0,444 0,732

CN2 0,591 0,651

CN3 0,558 0,672

CN4 0,554 0,673

Biến: Cảm nhận tính chính xác, Cronbach Alpha =0,848

CX1 0,561 0,833 CX5 0,619 0,826 CX7 0,566 0,832 CX8 0,387 0,849 CX9 0,516 0,837 CX11 0,696 0,817 CX12 0,567 0,832 CX13 0,509 0,838 CX14 0,659 0,822

Biến: Cảm nhận tính ổn định, Cronbach Alpha =0,864

OD4 0,656 0,843 OD5 0,707 0,836 OD6 0,562 0,853 OD8 0,674 0,841 OD10 0,568 0,852 OD11 0,608 0,848 OD12 0,662 0,842 OD13 0,470 0,863

Biến: Cơ hội nghề nghiệp, Cronbach Alpha =0,773

CH1 0,568 0,722

CH2 0,510 0,750

CH3 0,729 0,638

CH4 0,512 0,755

52

Biến “cảm nhận tính tính chính xác” gồm 9 biến đo lường là CX1, CX5, CX7->CX9, CX11-> CX14. Hệ số Cronbach alpha 0,848 (lớn hơn 0,7) và tất cả biến đo lường đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo biến “ cảm nhận tính chính xác” đạt yêu cầu.

Biến “cảm nhận tính ổn định” gồm 8 biến đo lường là OD4->OD6, OD8, OD10-> OD13. Hệ số Cronbach alpha là 0,864 (lớn hơn 0,7) và tất cả biến đo lường đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo biến “cảm nhận tính ổn định” đạt yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến “cơ hội nghề nghiệp” gồm 4 biến đo lường là CH1-CH4. Hệ số Cronbach alpha 0,773 (lớn hơn 0,7) và tất cả biến đo lường đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo biến “cơ hội nghề nghiệp” đạt yêu cầu.

Như vậy, thang đo của các biến trong mô hình như ở Bảng 4.2 đều có hệ số tương quan tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) > 0,3 và hệ số Cronbach Alpha > 0,7 nên thang đo thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo và có thể thực hiện bước phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 57)