Phân tích hồi quy binary logistic

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 62)

Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố được điều chỉnh như Hình 4.1. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích hồi quy binary logistic cho mô hình nghiên cứu, với biến phụ thuộc là quyết định chọn ngành tài chính ngân hàng, nhận giá trị = 1 khi chọn ngành tài chính - ngân hàng, nhận giá trị = 0 khi không chọn ngành tài chính ngân hàng. Các biến độc lập gồm: đặc tính cá nhân, cảm nhận tính thích thú, cảm nhận tính lợi ích cá nhân, cảm nhận tính chắc chắn (gồm CX1, CX5, CX9, CX11, CX12, CX14), cảm nhận tính bắt chước (gồm CX7, CX8, CX13), cảm nhận tính cố định (gồm OD4, OD5, OD6, OD8), cảm nhận tính bằng lòng (gồm OD10, OD11, OD12, OD13) và cơ hội nghề nghiệp. Việc gom các biến đo lường thành nhân tố hồi quy bằng phương pháp tính trung bình. Kết quả phân tích hồi quy binary logistic được trình bày chi tiết tại phụ lục 8. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 nên mô hình hồi quy của ở đây có tác dụng trong việc dự đoán.

56 Cảm nhận tính bắt chước Cảm nhận tính cố định Chọn ngành tài chính ngân hàng Cơ hội nghề nghiệp Cảm nhận tính bằng lòng Đặc tính cá nhân Cảm nhận tính thích thú Cảm nhận tính lợi ích cá nhân Cảm nhận tính chắc chắn

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Kết quả hồi quy như phụ lục 8. Tổng cộng có 147 sinh viên không học ngành tài chính ngân hàng, mô hình đoán đúng 119 trường hợp và đoán sai 38 trường hợp, tỉ lệ chính xác là 75,8%. Trong 133 sinh viên học ngành tài chính ngân hàng, mô hình đoán đúng 84 trường hợp và đoán sai 49 trường hợp, tỉ lệ chính xác là 63,2%. Như vậy, tỉ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là: 70,0%. Nhận thấy, kết quả tỉ lệ dự đoán của nghiên cứu này cũng xấp sỉ với tỉ lệ dự đoán của Worthington và Higgs (2003) (69,18%) và tỉ lệ dự đoán của Sugahara (2008) (70,80%). Kết quả hồi quy được trình bày ở Bảng 4.4

57

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy

Nhân tố Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Sig.

Đặc tính cá nhân -0,043 0,038 0,254NS Cảm nhận tính thích thú 0,634 0,174 0,000*** Cảm nhận tính lợi ích cá nhân -0,113 0,176 0,521NS Cảm nhận tính chắc chắn -0,351 0,185 0,059* Cảm nhận tính bắt chước -0,378 0,177 0,033** Cảm nhận tính cố định -0,077 0,182 0,673NS Cảm nhận tính bằng lòng -0,366 0,189 0,053*

Cơ hội nghề nghiệp 0,776 0,198 0,000***

Hằng số -0,172 1,051 0,870 NS

Nguồn: Số liệu điều tra 2013, chiết suất từ SPSS

Ghi chú :

NS: không có ý nghĩa thống kê ***

: mức ý nghĩa 1%

** : mức ý nghĩa 5% * : mức ý nghĩa 10%

Nhận xét kết quả hồi quy:

Đối với những nhân tố có ý nghĩa thống kê, các yếu tố có quan hệ cùng chiều với quyết định ngành tài chính - ngân hàng gồm “cảm nhận tính thích thú” và “cơ hội nghề nghiệp”. Nhân tố “cảm nhận tính thích thú” và “cơ hội nghề nghiệp” đều có sig. = 0,000 < 0,01. Như vậy, có thể khẳng định rằng có sự khác biệt trong nhận định của sinh viên ngành tài chính - ngân hàng và ngành khác về “cảm nhận tính thích thú” và “cơ hội nghề nghiệp”. Hệ số hồi quy của hai nhân tố này đều > 0 nên sinh viên cảm nhận công việc ngành tài chính ngân hàng càng thích thú, có cơ hội nghề nghiêp cao thì càng chọn ngành tài chính - ngân hàng. Như vậy, chúng ta chấp nhận giả thuyết H2 và H6 với mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, các yếu tố có quan hệ ngược chiều với với quyết định ngành tài chính - ngân hàng gồm “cảm nhận tính chắc chắn”, “cảm nhận tính bắt chước” và “cảm nhận tính bằng lòng ”. Nhân tố “cảm nhận tính bắt chước” có sig. = 0,033 < 0,05, nhân tố “cảm nhận tính chắc chắn” và cảm nhận tính bằng lòng ” có có sig. <0,1. Như vậy, có thể khẳng định rằng có sự khác biệt trong nhận định của sinh viên

58

ngành tài chính - ngân hàng và ngành khác về “cảm nhận tính chắc chắn”, “cảm nhận tính bắt chước” và “cảm nhận tính bằng lòng ”. Hệ số hồi quy của hai nhân tố này đều < 0 nên sinh viên cảm nhận tính chắc chắn, tính bắt chước, tính bằng lòng của công việc ngành tài chính ngân hàng càng cao thì càng có xu hướng chọn ngành khác. Như vậy, chúng ta phủ định giả thuyết H4-2 với mức ý nghĩa 5% và phủ định giả thuyết H4-1 và H5-2 với mức ý nghĩa 10%. Cụ thể tác động biên của cảm nhận tính thích thú lên quyết định chọn ngành tài chính ngân hàng xác định với xác suất ban đầu = 0,5 thì tác động này = 0,5*(1-0,5)*0,634= 0,1585; còn yếu tố cơ hội nghề nghiệp có tác động biên là = 0,5*(1-0,5)*0,776 = 0,194.

Đối với những nhân tố không có ý nghĩa thống kê, các nhân tố không có ý nghĩa thống kê gồm “đặc tính cá nhân”, “cảm nhận tính lợi ích cá nhân ” và “cảm nhận tính cố định”. Các biến này đều có sig. > 0,10. Do đó, nhận thấy không có sự khác biệt về các biến trên đối với sinh viên ngành tài chính - ngân hàng và các ngành khác. Một cách khác, các yếu tố “đặc tính cá nhân”, “cảm nhận tính lợi ích cá nhân ” và “cảm nhận tính cố định” đều không liên quan đến việc chọn ngành tài chính - ngân hàng của sinh viên. Như vậy, các giải thuyết H1, H3, H5-2 bị bác bỏ.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 62)