Biến phụ thuộc (Y) là biến dummy để thể hiện quyết định chọn ngành tài chính - ngân hàng của sinh viên. Y nhận giá trị 1 nếu đang học ngành ngành tài chính - ngân hàng và nhận giá trị 0 nếu đang học ngành khác gồm: kế toán, quản trị kinh doanh và công nghệ thông tin.
Biến độc lập gồm đặc tính cá nhân, cảm nhận tính thích thú, cảm nhận tính lợi ích cá nhân, cảm nhận tính chính xác, cảm nhận tính ổn định, và cơ hội nghề nghiệp. Đặc tính cá nhân thể hiện bằng 30 biến đo lường và thể hiện “Tỉ số sáng tạo cá nhân”. Điểm số dựa trên danh sách liệt kê các tính từ và cho giá trị trong khoảng từ -12 đến 18. Số điểm cao hơn cho thấy một cá nhân sáng tạo hơn.
Cảm nhận của sinh viên về ngành tài chính - ngân hàng dựa trên thang đo 5 mức đối lập và gồm: cảm nhận tính thích thú (5 tính từ đối lập), cảm nhận tính lợi ích cá nhân (4 tính từ đối lập), cảm nhận tính chính xác (9 tính từ đối lập), cảm nhận tính ổn định (8 tính từ đối lập). Riêng cơ hội nghề nghiệp ngành tài chính - ngân hàng gồm 4 biến đo lường và dùng thang đo likert 5 mức.
Biến kiểm soát
Biến kiểm soát gồm: biến giới tính được thể hiện bằng biến dummy. Yếu tố gia đình gồm: cha mẹ, anh chị em, họ hàng, và được thể hiện bằng biến dummy, yếu tố giáo viên gồm: thầy, cô giảng dạy trung học phổ thông và được thể hiện bằng biến dummy, yếu tố bạn bè: được thể hiện bằng biến dummy.
Các kênh thông tin: internet, tivi, người tư vấn tuyển sinh của trường đại học, tham quan tại trường được dùng bằng các biến dummy.
47
Nguyện vọng của ngành học gồm nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 nên dùng biến dummy. Trường đại học Tôn Đức Thắng thường không xét tuyển nguyện vọng 3.
Bảng 3.6: Tóm tắt các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
Đo lƣờng Kỳ vọng
Biến độc lập
Đặc tính cá nhân Bảng điểm tổng hợp của 30 biến (-1 và +1) +
Cảm nhận tính thích thú Thang đo 5 mức đối lập +
Cảm nhận tính lợi ích cá nhân Thang đo 5 mức đối lập +
Cảm nhận tính chính xác Thang đo 5 mức đối lập +
Cảm nhận tính ổn định Thang đo 5 mức đối lập +
Cơ hội nghề nghiệp Thang đo Likert 5 mức +
Biến phụ thuộc
Ngành học Biến dummy, bằng 1 là ngành tài chính -
ngân hàng, bằng 0 là ngành khác
Tóm lại
Chương này đã trình bày quy trình nghiên cứu những yếu tác động đến việc chọn ngành tài chính - ngân hàng của sinh viên và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Quy trình nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ bằng định lượng, nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Đối với bảng câu hỏi, đề tài nhấn mạnh đến sự cảm nhận của sinh viên về ngành tài chính - ngân hàng. Các biến dùng thang đo định lượng đã được kiểm chứng độ tin cậy và phân tích nhân tố ở bước nghiên cứu sơ bộ.
48
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thông qua việc xử lý, phân tích dữ liệu khảo sát được. Kết quả nghiên cứu gồm mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố, và hồi quy. Cuối chương là đề xuất một số gợi ý quản trị liên quan đến việc chọn ngành tài chính - ngân hàng của sinh viên dựa vào phương trình hồi quy và thống kê mô tả.