Có nhiều yếu tố dẫn đến những vấn đề tồn tại nêu trên, dưới đây là các nguyên nhân chính:
2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía Bộ Tài Chính
- Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán chƣa đáp ứng và theo kịp với tình hình thực tế tại các doanh nghiệp
Bộ Tài Chính đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản hướng dẫn công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, xét đến thời điểm hiện tại thì đó là Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” cùng với thông tư hướng dẫn cụ thể đó là thông tư 161/2007/TT-BTC. Hai văn bản pháp lý này được ban hành nhưng không đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ, các trường hợp xảy ra thực tế tại doanh nghiệp khi tiến hành lập BCTCHN, chi tiết như sau:
+ Văn bản chưa hướng dẫn rõ trường hợp công ty mẹ đầu tư gián tiếp một công ty khác thông qua công ty con có đầu tư trực tiếp.
+ Văn bản chưa hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất do đó doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi
thực hiện hai báo cáo này. Mặt khác, việc thực hiện hai báo cáo này không được hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đến trường hợp dòng tiền trong doanh nghiệp bị khuếch đại và thiếu sót những thông tin quan trọng trong Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Văn bản chưa hướng dẫn trường hợp đầu tư vòng tròn trong tập đoàn + Văn bản chưa hướng dẫn trường hợp giao dịch tài sản cố định nội bộ không tính khấu hao; hoặc giao dịch hàng hóa từ công ty này sang công ty khác trở thành công cụ dụng dụ; giao dịch hàng hóa từ công ty con sang công ty mẹ làm tài sản cố định
+ Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết", chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”, Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” cùng với Thông tư 161/2007 chưa hướng dẫn cụ thể trường hợp chuyển đổi phương pháp giá gốc từ báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ sang phương pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết.
+ Trường hợp công ty mẹ bán bớt cổ phần dẫn đến trường hợp khoản đầu tư vào công ty con trở thành khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh hoặc trở thành tài sản tài chính, hoặc trong trường hợp công ty mẹ bán bớt cổ phần nhưng vẫn nắm quyền kiểm soát. Nguyên nhân là do trong chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” chỉ quy định: (i) Khoản đầu tư vào một công ty phải hạch toán theo chuẩn mực kế toán “ Công cụ tài chính” kể từ khi bên nhận đầu tư không còn là công ty con nữa và cũng không trở thành một công ty liên kết như định nghĩa của chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”. (ii) Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư tại ngày bên nhận đầu tư không còn là công ty con của bên đầu tư được hạch toán theo phương pháp giá gốc. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài Chính vẫn chưa ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính như nội dung được đề cập trong chuẩn mực kế toán số 25.
2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
- Xuất phát từ quy mô của các mô hình đầu tƣ tại thực tế; tính phức tạp
và khó thực hiện của công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và hạn chế năng lực của kế toán viên
Hiện nay, do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các mô hình đầu tư giữa các đơn vị trong tập đoàn được đa dạng hóa hơn do đó việc lập báo cáo tài chính hợp nhất rất phức tạp, đây là mảng kiến thức mới cho những người làm kế toán, thêm vào đó kiến thức này vẫn chưa được đưa vào chương trình đào tạo bậc đại học mà chỉ dành cho kế toán cao cấp ở bậc đào tạo thạc sỹ, chính vì hạn chế này dẫn đến tình trạng các kế toán viên ngại tiếp cận mảng kiến thức mới, chỉ những người phụ trách báo cáo này thì mới tìm hiểu và nắm bắt tốt quy trình cũng như nội dung của BCTCHN. Đây chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình hình khó khăn của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất.
- Phần mềm kế toán phục vụ cho báo cáo tài chính hợp nhất chƣa đƣợc trang bị do chi phí ban đầu cao
Công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất không hề đơn giản nhưng hiện nay kế toán tại các doanh nghiệp vẫn chưa được trang bị phần mềm kế toán phục vụ cho công việc này. Kế toán viên hầu hết tiến hành việc hợp nhất thông qua các bảng tính excel sau đó tổng hợp, phân tích, đánh giá và loại trừ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn. Nếu các doanh nghiệp được trang bị phần mềm kế toán để phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất thì công việc kế toán sẽ diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo tỉnh thống nhất từ công ty mẹ cho đến các công ty con, đảm bảo đúng tiến độ lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định, thêm vào đó là nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” ra đời trước thực trạng nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cùng với sự ra đời của chuẩn mực này là Thông tư hướng dẫn TT161/2007/TT-BTC, cả hai văn bản này được ban hành nhằm giúp định hướng cho các doanh nghiệp trong công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Bộ Tài Chính đã tích cực vận dụng nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn ở Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tuy nhiên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về báo cáo tài chính hợp nhất vẫn tồn tại một số khác biệt như: phương pháp ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con, phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính, việc phân bổ lợi thế thương mại, hay các trường hợp các công ty trong tập đoàn nắm giữ cổ phiếu lẫn nhau….
Để đánh giá được tình hình thực tế việc vận dụng chuẩn mực kế toán có liên quan và Thông tư 161 của Bộ Tài Chính vào công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tác giả tiến hành khảo sát thực tế các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và rút ra được một số vấn đề còn tồn đọng sau:
- Mô hình đầu tư qua nhiều cấp độ từ công ty mẹ cấp một vào công ty con cấp hai và đầu tư tiếp vào công ty cháu cấp ba
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chưa hướng dẫn
- Ghi nhận khoản đầu tư vào công ty liên kết trên BCTC riêng của công ty mẹ theo phương pháp giá gốc trong khi BCTC HN lại được ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
- Một số giao dịch nội bộ nghịch chiều trong tập đoàn chưa được hướng dẫn chi tiết cách hạch toán và bút toán loại trừ.
- Trình độ và năng lực chuyên môn của người làm kế toán
Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như tình hình lưu chuyển của dòng tiền của tất cả các công ty trong tập đoàn, do đó đây chính là công cụ cung cấp thông tin cho nhả quản lý, các nhà đầu tư cũng như các đối tượng quan tâm bên trong và bên ngoài tập đoàn. Để BCTC hợp nhất thực sự là công cụ hữu hiệu và phát huy hết những chức năng của nó thì những vấn đề tồn tại nêu trên sẽ được đề cập trong nội dung chương tiếp theo của luận văn.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH