Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 30)

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

4.1.1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012

Đồ thị 4.1: Diễn biến lạm phát ở Việt Nam từ quý 4 năm 1998 đến quý 4 năm 2012.

Nhìn vào đồ thị 4.1 ta thấy, lạm phát ở Việt Nam giai đoạn quý 4 năm 1998 và quý 1 năm 2009 ở mức cao, lần lượt là tăng 1,64% và 3,28% so với quý trước. Tăng trưởng RGDP quý 1/2009 giảm 26,89% so với quý 4/2008. Ngoài yếu tố chu kỳ, còn do trong năm 1998 – 1999, Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Đến năm 1999 – 2001, tỷ lệ lạm phát thấp, không vượt quá 4%/năm, đặc biệt trong 3 năm 1999 – 2001, tỷ lệ lạm phát đều xấp xỉ bằng 0, chỉ tăng trở lại vào năm 2004. Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát cao nhất vào quý 1 và quý 2 năm 2008. Do đầu năm 2008, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới phải lo đối phó với cơn bão giá lan rộng toàn cầu. Giá dầu thô liên tục tăng cao, đến trung tuần tháng 7 năm 2008, lên tới đỉnh điểm là 147 USD/thùng, giá gạo có thời điểm lên tới 1.200 USD/tấn; giá vàng lên tới 950 USD/ounce. Những mức giá này cao nhất trong hàng chục năm qua trên thị trường quốc tế. Những tác động của giá cả này đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, khiến tỷ lệ lạm phát của nước ta trong mấy tháng đầu năm 2008 tăng cao. Đứng trước tình hình trên, chính phủ đã chuyển mục tiêu từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát và đã đạt kết quả tích cực làm lạm phát đã được chặn đứng. Đến quý 1 và quý 2 năm 2011, tỷ lệ lạm phát lại tăng cao, tăng trưởng kinh tế quý 1 là khá thấp, ngoài tính chu kỳ còn do tác động của bất ổn vĩ mô, lãi suất và lạm phát cao buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế vì trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều tới tăng trưởng kinh tế. Tức là lạm phát tăng thì sẽ khiến GDP thực giảm.

4.1.2.Diễn biến cung tiền M2 ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012:

Đồ thị 4.2: Diễn biến cung tiền M2 từ quý 4/1998 đến quý 4/2012

Nhìn vào đồ thị 4.2, ta thấy cung tiền có xu hướng tăng dần qua các năm.

Năm 1999 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng nhằm đạt mục tiêu ổn định giá trị đồng Việt Nam, ổn định tỷ giá và kiểm soát thị trường ngoại hối để hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Sang đến năm 2000, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngân hàng

Nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng. Tổng cung tiền trong giai đoạn này tăng cao, đến quý 4 năm 2005, cung tiền tăng 642.12% so với quý 4 năm 1998.

Đến năm 2008, nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và biến động nhanh chóng. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, cung tiền M2 vào quý 1/2008 tăng chậm, chỉ tăng 3% so với quý 4/2007, trong khi trước đó, bình quân quý sau tăng gần 8% so với quý trước. Đến quý 2 năm 2008, lần đầu tiên trong nhiều năm, cung tiền M2 thấp hơn quý trước 0,37%. Thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát đã có những tác động góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Từ tháng 9 năm 2008, theo chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước đã chuyển dần sang linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn tự khủng hoảng tín dụng thứ cập nhà ở Mỹ đã nhanh chóng lan rộng toàn cầu. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế suy giảm mạnh, các nước công nghiệp phát triển rơi vào giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 70 năm. Trong tình hình kinh tế thế giới như vậy, mặc dù những tháng cuối năm 2008, mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, song để ngăn chặn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm áp lực lạm phát, ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách thay đổi mức cung tiền linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn và mang lại những hiệu quả tích cực. Ta thấy liên tục trong 3 quý, từ Q4/2008 đến Q2/2009, ngân hàng nhà nước tăng lượng cung tiền lớn ra ngoài thị trường với mức tăng cao nhất 12,32% so với Q3/2008, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2009.

Đến năm 2011-2012, ngân hàng Nhà nước thực hiện cắt giảm mức cung tiền M2, việc cắt giảm đột ngột với mức độ giảm lớn cung tiền so với thực hiện bình quân giai đoạn 2004 - 2010 làm suy giảm nghiêm trọng tổng cầu của nền kinh tế, phát sinh thêm những khó khăn cho kinh tế vĩ mô.

4.1.3.Diễn biến lãi suất tái cấp vốn ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012:

Đồ thị 4.3: Diễn biến lãi suất tái cấp vốn ở Việt Nam giai đoạn

Q4/1998-Q4/2012:

Nhìn vào đồ thị 4.3, ta thấy lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam cao ở giai đoạn Q4/1998 và Q1/1999 với lãi suất 12%, cao nhất vào Q2/2008 và Q3/2008 với mức lãi suất 15%. Do trong giai đoạn đầu năm 2008, để đối

phó với cơn bão giá lan rộng toàn cầu, ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát bằng cách thắt chặt tiền tệ, tăng cao lãi suất. Sau đó, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, giảm lãi suất, lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống 8,5%, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ tương ứng nhằm ổn định nền kinh tế. Đến năm 2011, để kiềm chế lạm phát, ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất, thu hút lượng tiền mặt lưu hành để điều chỉnh giảm tổng cầu dẫn đến giảm lạm phát, lãi suất tái cấp vốn tăng dần 12% trong Q1/2011 lên đến 14% trong Q2 và Q3/2011, đỉnh điểm là 15% trong Q4/2011, sau đó ngân hàng Nhà nước giảm dần còn 14% trong Q1/2012, 11% vào Q2/2012 và tiếp tục giảm trong các quý tiếp theo. Xem xét đồ thị 4.3 thì ta thấy ngân hàng nước đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ta kỳ vọng trong mối quan hệ dài hạn, lãi suất tái cấp vốn sẽ tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế.

4.1.4. Diến biến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực REER ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012:

Căn cứ vào mục tiêu điều hành tỷ giá trong từng thời kỳ, diễn biến thị trường ngoại hối, chỉ số tỷ giá hiệu lực thực REER đã được sử dụng để xác định mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng ngày và biên độ giao dịch nhằm hướng tỷ giá theo mức mục tiêu đảm bảo khả năng cạnh tranh và kiểm soát lạm phát.

Nhìn vào đồ thị 4.4, ta thấy tỷ giá REER có giá trị cao nhất ở Quý 4 năm 2003. Từ Q2/2002 – Q2/2005, REER của Việt Nam ở mức cao. REER giảm từ Quý 3 năm 2005 đến quý 2 năm 2006, sau đó tăng trở lại vào quý 3 và quý 4 năm 2006, sau đó tiếp tục giảm, giảm mạnh nhất là vào quý 3 năm 2008. Xu hướng này tiếp tục với các năm 2009, 2010 và từ năm 2011 đến nay thì REER ở mức thấp.

Đồ thị 4.4: Diễn biến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực REER ở

Việt Nam giai đoạn Q4/1998-Q4/2012:

4.1.5.Khái quát dự trữ ngoại hối ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012:

Từ Q4/1998 đến Q2/2006, dự trữ tăng đều và ổn định, tuy có những quý giảm nhưng không đáng kể. Nhưng từ quý 3/2006 đến quý 1/2008 có sự gia tăng nhanh chóng trong dự trữ ngoại hối mà đỉnh điểm là quý 1 năm 2008, sau đó giảm vào quý 2 năm 2008, tăng lại vào Quý 3 năm 2008, sau đó lại tiếp tục giảm. Riêng trong năm 2012, dự trữ ngoại hối liên tục tăng. Dự trữ ngoại hối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện ổn định tỷ giá và hạn chế sự biến động của khủng hoảng tiền tệ (nếu có).

Đồ thị 4.5: Diễn biến dự trữ ngoại hối ở Việt Nam giai đoạn

Q4/1998-Q4/2012:

Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này là phù hợp đối với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu thực hiện mở cửa, tự do hoá các giao dịch vốn quốc tế. Tuy nhiên, nếu dự trữ ngoại hối quá lớn sẽ làm phát sinh chi phí cho việc nắm giữ dự trữ ngoại hối do lợi nhuận thu được từ đầu tư dự trữ ngoại hối thường thấp hơn chi phí đi vay vốn nước ngoài.

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng:

Bảng kết quả thống kê dữ liệu của bài nghiên cứu được trình bày trong bảng 3:

Bảng 4.1: Bảng kết quả thống kê dữ liệu

LP LS LM2 REER LRES LRGDP Mean 1.8506 7.5588 34.1014 95.8228 32.5885 32.9914 Median 1.5442 6.5000 34.1058 94.7787 32.6012 32.9987 Maximum 8.9687 15.0000 35.7787 109.9850 33.9085 33.4510 Minimum -1.535 4.8000 32.1015 82.6706 30.9568 32.5187 Std. Dev. 2.2113 3.1307 1.0755 6.6103 0.8642 0.2875 Observations 57 57 57 57 57 57

— Bảng kết quả thống kê dữ liệu được thực hiện từ quý 4 năm 1998 đến quý 4 năm 2012, với 57 quan sát.

— Kết quả cho thấy tỉ lệ lạm phát trung bình hàng quý của Việt nam là 1.85%, giá trị lạm phát cao nhất trong một quý có thể đạt được là 8.97%, thấp nhất có thể đạt mức giảm phát là 1.53%.

— Lãi suất tái cấp vốn trung bình hàng quý của Việt Nam là 7.56%, giá trị cao nhất là 15% và giá trị thấp nhất là 4.8%.

— Logarithm của cung tiền M2 trung bình hàng quý là 34.276. — Logarithm của dự trữ nước ngoài trung bình hàng quý là 32.101 — Logarithm của RGDP là 32.991.

— Các giá trị logarithm này ít biến động, nên các giá trị cao nhất và thấp nhất nhìn chung cũng không có những biến động quá lớn so với giá trị trung bình và giá trị trung vị của các chuỗi dữ liệu.

4.2.1. Kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu:

Bảng 4.2: Kiểm tra tính dừng cho các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý 4 năm 1998 cho đến quý 4 năm 2012

Chuỗi dữ liệu ADF test

Log GDP thực

LRGDP -1.602933

DLRGDP -2.811669*

Log cung tiền (M2)

LM2 -1.980276

DLM2 -5.596689***

Lạm phát

LP -2.060587

DLP -5.301318***

Log dự trữ nước ngoài

LRES -3.058310

DLRES -2.907292*

Lãi suất tái cấp vốn

LS -2.090846

DLS -5.803744***

Tỉ giá hối đoái thực hiệu lực

REER -1.671036

Ghi chú:

- L là kí hiệu sau khi lấy logarithmm cho các chuỗi dữ liệu

- D là kí hiệu cho sai phân bậc 1 của các chuỗi dữ liệu tương ứng, viết tắt là I(1).

- Giả thuyết Ho: Chuỗi dữ liệu có nghiệm đơn vị (tức là không có tính dừng). Ký hiệu ***, **, * cho biết mức ý nghĩa lần lượt 1%, 5 % hoặc 10%.

- Bảng 4.2 trình bày kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý 4 năm 1998 cho đến quý 4 năm 2012. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu về logarithm của GDP thực (LRGDP) thực, giá trị logarithmm của cung tiền (M2), giá trị logarithm của dự trữ nước ngoài (LRES), tỉ giá hối đoái thực hiệu lực (REER), lạm phát (LP) và lãi suất tài cấp vốn đều không dừng, nhưng các biến này đều dừng sau khi lấy sai phân bậc 1. Như vậy, các biến này là liên kết bậc nhất.

4.2.2. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen và lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình chọn độ trễ tối ưu cho mô hình

Thực hiện kiểm định đồng liên kết các chuỗi dữ liệu trong mô hình theo phương pháp Johansen.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đồng liên kết

Date: 01/24/14 Time: 15:50

Sample (adjusted): 1999Q3 2012Q4

Included observations: 54 after adjustments

Trend assumption: Linear deterministic trend (restricted) Series: LGDP LM2 LP LRES LS REER

Lags interval (in first differences): 1 to 2

Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)

Hypothesized Trace 0.05

No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.** None * 0.780266 168.0495 117.7082 0.0000 At most 1 0.489705 86.22129 88.80380 0.0757 At most 2 0.313817 49.89190 63.87610 0.4186 At most 3 0.255284 29.55491 42.91525 0.5287 At most 4 0.145365 13.63832 25.87211 0.6873 At most 5 0.091064 5.155956 12.51798 0.5741 Trace test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level

* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue)

Hypothesized Max-Eigen 0.05

None * 0.780266 81.82820 44.49720 0.0000 At most 1 0.489705 36.32940 38.33101 0.0833 At most 2 0.313817 20.33699 32.11832 0.6253 At most 3 0.255284 15.91659 25.82321 0.5521 At most 4 0.145365 8.482360 19.38704 0.7764 At most 5 0.091064 5.155956 12.51798 0.5741 Max-eigenvalue test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level

* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Ghi chú: Giả thiết Ho là có tối đa r mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu. Mức ý nghĩa thống kê sử dụng trong kiểm định của Johansen là 5%.

Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình cho thấy: Cả 2 kết quả theo phương pháp Trace Statistics và Maximum Eigenvalue đều cho thấy có 1 mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình. Với kết quả này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM. Vì trong bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của các nhân tố khác tác động đến giá trị GDP thực nên bài nghiên cứu chỉ phân tích tác động này trong mô hình ECM của GDP thực.

Tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ tiến hành lựa chọn độ trễ tối ưu trước khi tiến hành ước lượng mô hình VECM.

Từ kết quả ở bảng 4.5 ở bên dưới, có thể thấy tại độ trễ bậc 2, có 2 tiêu chí đều cho thấy đây là độ trễ phù hợp cho mô hình. Các bậc độ trễ khác chỉ có 1 tiêu chí lựa chọn. Vì thế, bài nghiên cứu sẽ chọn độ trễ tối ưu

khi có nhiều tiêu chí cùng lựa chọn nhất, tức là sẽ chọn bậc 2 là độ trễ tối ưu cho bài nghiên cứu.

Bảng 4.4: Lựa chọn độ trễ tối ưu của phương trình VECM

VAR Lag Order Selection Criteria

Endogenous variables: DLM2 DLP DLRES DLS DREER DLRGDP

Exogenous variables: C Date: 10/27/13 Time: 00:15 Sample: 1998Q4 2012Q4 Included observations: 52

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 15.71447 NA 2.77e-08 -0.373633 -0.148490* -0.287319 1 74.52530 101.7880 1.16e-08 -1.250973 0.325031 -0.646770* 2 122.3547 71.74414* 7.81e-09* -1.705951 1.220914 -0.583860 3 159.6037 47.27754 8.62e-09 -1.753988* 2.523738 -0.114009 4 184.8701 26.23818 1.77e-08 -1.341157 4.287430 0.816710

* indicates lag order selected by the criterion

LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error

AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion

4.2.3. Ước lượng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế: chính sách tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng hồi quy mối quan hệ giữa GDP thực và các nhân tố chính sách tiền tệ trong dài hạn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)